YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TỤ MÁU NHU MÔ NÃO Ở BỆNH NHÂN CHẢY MÁU DƯỚI NHỆN DO VỠ PHÌNH ĐỘNG MẠCH NÃO

Dương Văn Ninh 1,, Nguyễn Anh Tuấn 2, Lương Quốc Chính 2, Trần Hữu Thông 2
1 Bệnh viện Đa khoa tỉnh Điện Biên
2 Bệnh viện Bạch Mai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu mô tả hồi cứu nhằm xác định một số thông số lâm sàng và cận lâm sàng liên quan tới chảy máu dưới nhện có Tụ máu nhu mô não (TMNMN) từ tháng 8/2021 tới tháng 7/2023 tại bệnh viện Bạch Mai.Trong số 330 bệnh nhân, có 189 (57,3%) là nữ và độ tuổi trung vị là 58 tuổi (IQR: 50–65). TMNMN xuất hiện ở 20% (66/330) bệnh nhân chảy máu dưới nhện. Có sự khác biệt giữa hai nhóm có TMNMN và không có: triệu chứng khởi phát: (đau đầu, mất ý thức), dấu hiệu thần kinh khu trú: (liệt nửa người, điểm Glasgow), vị trí túi phình (động mạch não giữa, động mạch thông sau), mức độ nặng của chảy máu dưới nhện (phân loại liên hiệp phẫu thuật thần kinh thế giới độ IV, V). Phân tích hồi quy đa biến cho thấy các yếu tố liên quan đến TMNMN ở bệnh nhân chảy máu dưới nhện: liệt nửa người (OR: 5,641; KTC 95%: 2.358 đến 13,489; p<0,001), tụ máu dưới màng cứng (OR: 5,310; KTC 95%: 1.043 đến 27.039; p = 0.044), mức độ nặng phân loại theo liên hiệp phẫu thuật thần kinh thế giới (WFNS) độ IV (OR: 4,218 KTC 95%: 1,295 đến 9,088 p < 0,001), độ V (OR: 7,615 KTC 95%: 2,752 đến 21,072 p < 0,001) và vỡ phình động mạch não giữa (OR: 5,218; KTC 95%: 1,958  đến 10,602; p<0,001).

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Feigin VL, Stark BA, Johnson CO, et al. Global, regional, and national burden of stroke and its risk factors, 1990–2019: a systematic analysis for the Global Burden of Disease Study 2019. The Lancet Neurology. 2021;20(10):795-820. doi:10.1016/S1474-4422(21)00252-0
2. Hoh BL, Ko NU, Amin-Hanjani S, et al. 2023 Guideline for the Management of Patients With Aneurysmal Subarachnoid Hemorrhage: A Guideline From the American Heart Association/American Stroke Association. Stroke. 2023;54(7): e314-e370. doi: .1161/ STR. 0000000000000436
3. Darkwah Oppong M, Skowronek V, Pierscianek D, et al. Aneurysmal intracerebral hematoma: Risk factors and surgical treatment decisions. Clin Neurol Neurosurg. 2018;173:1-7. doi:10.1016/j.clineuro.2018.07.014
4. Tokuda Y, Inagawa T, Katoh Y, Kumano K, Ohbayashi N, Yoshioka H. Intracerebral hematoma in patients with ruptured cerebral aneurysms. Surg Neurol. 1995;43(3):272-277. doi: 10.1016/0090-3019(95)80013-7
5. Platz J, Güresir E, Wagner M, Seifert V, Konczalla J. Increased risk of delayed cerebral ischemia in subarachnoid hemorrhage patients with additional intracerebral hematoma. J Neurosurg. 2017;126(2):504-510. doi:10.3171/ 2015.12. JNS151563
6. Wan A, Jaja BNR, Schweizer TA, Macdonald RL, on behalf of the SAHIT collaboration. Clinical characteristics and outcome of aneurysmal subarachnoid hemorrhage with intracerebral hematoma. J Neurosurg. 2016;125(6):1344-1351. doi:10.3171/2015.10.JNS151036
7. Güresir E, Beck J, Vatter H, et al. Subarachnoid hemorrhage and intracerebral hematoma: incidence, prognostic factors, and outcome. Neurosurgery. 2008;63(6):1088-1093; discussion 1093-1094. doi: 10.1227/ 01.NEU. 0000335170.76722.B9
8. Bruder M, Schuss P, Berkefeld J, et al. Subarachnoid hemorrhage and intracerebral hematoma caused by aneurysms of the anterior circulation: influence of hematoma localization on outcome. Neurosurg Rev. 2014;37(4):653-659. doi:10.1007/s10143-014-0560-8
9. Hauerberg J, Eskesen V, Rosenørn J. The prognostic significance of intracerebral haematoma as shown on CT scanning after aneurysmal subarachnoid haemorrhage. Br J Neurosurg. 1994;8(3): 333-339. doi: 10.3109/ 02688699409029622