XÁC ĐỊNH KIỂU GEN ĐỀ KHÁNG CLARITHROMYCIN Ở HELICOBACTER PYLORI BẰNG KỸ THUẬT GIẢI TRÌNH TỰ GEN 23S RRNA

Nguyễn Văn Ngọc Tân1,, Nguyễn Tuấn Anh 1, Nguyễn Văn Chinh 1
1 Đại học Y Dược TP.HCM

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Helicobacter pylori (H. pylori) là tác nhân chính trong hầu hết các bệnh lý dạ dày - tá tràng và là nguyên nhân chính gây ung thư dạ dày. Clarithromycin (CLA) là một kháng sinh quan trọng trong liệu pháp bộ ba tiêu chuẩn để điều trị tiệt trừ H. pylori. Bằng các phương pháp chẩn đoán sinh học phân tử như PCR và giải trình tự gen không chỉ phát hiện được H. pylori trong mẫu mô dạ dày mà còn xác định được các đột biến đề kháng với CLA như: A2142C, A2142G và A2143G, A2115G, G2141A, A2144T và T2289C. Mục tiêu: Xác định tỷ lệ và sự phân bố các đột biến kháng thuốc clarithromycin ở H. pylori bằng phương pháp giải trình tự gen 23S rRNA trực tiếp từ mẫu sinh thiết bệnh nhân viêm loét dạ dày - tá tràng. Đối tượng: mẫu sinh thiết dạ dày lấy từ bệnh nhân viêm loét dạ dày - tá tràng do nhiễm H. pylori. Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả từ tháng 11 năm 2022 đến tháng 05 năm 2023, thực hiện kỹ thuật giải trình tự gen xác định kiểu đột biến gen 23S rRNA đề kháng CLA của H. pylori và thu thập các đặc điểm xã hội, triệu chứng lâm sàng và yếu tố dịch tễ. Kết quả: Tỷ lệ mang đột biến đề kháng kháng sinh CLA là 81,2%, trong đó đột biến A2143G chiếm 77,7%, đột biến C2182T chiếm tỷ lệ 8,2%, không phát hiện trường hợp nào có đột biến A2142G. Các yếu tố: giới tính, người thân bị nhiễm H. pylori, không thường xuyên rửa tay và nuôi động vật trong nhà đều có mối liên quan đến tỷ lệ mang đột biến đề kháng kháng sinh CLA, với ý nghĩa thống kê p < 0,05. Kết luận: Tỷ lệ nhiễm H. pylori có mang đột biến đề kháng với CLA rất cao 81,2%, việc phát sinh các đột biến mới làm giảm hiệu quả của tiệt trừ H. pylori trong phác đồ điều trị cho bệnh nhân viêm loét dạ dày – tá tràng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. RüSsmann H, Adler K, Haas R, Gebert B, Koletzko S and Heesemann JRJJOCM. Rapid and accurate determination of genotypic clarithromycin resistance in cultured Helicobacter pylori by fluorescent in situ hybridization. 2001; 39(11):4142-4144.
2. Ha TMT, Le PTQ, Nguyen VN, Phan TN and Paglietti BJTJOIIDC. Helicobacter pylori 23S rRNA gene mutations associated with clarithromycin resistance in chronic gastritis in Vietnam. 2018; 12(07):526-532.
3. Kocazeybek B, Sakli MK, Yuksel P, et al. Comparison of new and classical point mutations associated with clarithromycin resistance in Helicobacter pylori strains isolated from dyspeptic patients and their effects on phenotypic clarithromycin resistance. 2019; 68(4):566-573.
4. Phạm Ngọc Doanh. Nghiên cứu tỷ lệ kháng clarithromycin của Helicobacter pylori bằng phương pháp PCR-RFLP và kết quả điều trị của phác đồ nối tiếp cải tiến RA-RLT ở bệnh nhân viêm dạ dày mạn. Luận án Tiến sĩ Y học - Trường Đại học Y dược Huế. 2019.
5. Quach DT, Vilaichone R-K, Van Vu K, Yamaoka Y, Sugano K and Mahachai AaJaPJOCPA. Helicobacter pylori infection and related gastrointestinal diseases in southeast Asian countries: an expert opinion survey. 2018; 19(12):3565.
6. Essaidi I, Bounder G, Jouimyi RM, et al. Comparative study of Helicobacter pylori resistance to clarithromycin and metronidazole and its association with epidemiological factors in a moroccan population. 2022; 23(8):2755.
7. Nguyễn Thị Anh Xuân. Đặc điểm dịch tễ học nhiễm Helicobacter pylori ở trẻ em và các thành viên trong gia đình của hai dân tộc (Thái và Khmer) có nguồn gốc nhập cư vào Việt Nam. Luận án Tiến sĩ Y học - Trường Đại học Y Hà Nội. 2016.
8. Đào Thanh và cs. Khảo sát mối liên quan giữa genotype và tình trạng kháng Clarithromycin của Helicobacter pylori ở bệnh nhân viêm loét dạ dày tá tràng. 2021; 507:59-64.
9. Đặng Ngọc Quý Huệ. Nghiên cứu tỷ lệ kháng clarithromycin, levofloxacin của Helicobacter pylori bằng Epsilometer và hiệu quả của phác đồ EBMT ở bệnh nhân viêm dạ dày mạn. Luận án Tiến sĩ Y học - Trường Đại học Y dược Huế. 2018.