KẾT QUẢ TƯ VẤN DINH DƯỠNG Ở NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYP 2 CÓ THỪA CÂN BÉO PHÌ TẠI BỆNH VIỆN NỘI TIẾT TRUNG ƯƠNG

Bùi Hồng Phương1, Phan Hướng Dương 1, Đỗ Trung Quân 2, Tạ Thùy Linh 1, Lê Hữu Thành 1,
1 Bệnh viện Nội tiết Trung ương
2 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu của nghiên cứu nhằm đánh giá kết quả của tư vấn dinh dưỡng cá thể ở nhóm người bệnh ĐTĐ typ 2 có thừa cân-béo phì chưa đạt mục tiêu điều trị bởi thuốc uống hạ đường máu. Nghiên cứu can thiệp tư vấn dinh dưỡng đánh giá trước-sau can thiệp trên 84 người bệnh ĐTĐ typ 2 có thừa cân-béo phì có tuổi trung bình 52,1±6,1 tuổi, nữ giới (54,8%). Người bệnh thừa cân chiếm đa số trong nghiên cứu (60,7%), đường máu đói trung bình 7,6±0,4 mmol/L và HbA1c trung bình 7,6±0,4%. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỉ lệ đạt về kiến thức và thực hành trước và sau can thiệp lần lượt là: 48,8% và 81,0% (p < 0,05) và 38,1% và 75% (p < 0,05); năng lượng khẩu phần ăn 24h sau can thiệp giảm so với trước can thiệp (1442±321 kcal so với 1779±542 kcal, p < 0,05). Đường máu đói và HbA1c trung bình đều giảm sau can thiệp so với trước can thiệp trương ứng là 7,0±1,7 mmol/L so với 8,7±2,8 mmol/L (p < 0,05) và 6,9±0,5% so với 7,6±0,4%, (p < 0,05). Chỉ số BMI, số đo vòng eo và chỉ số eo-hông trung bình trước va sau can thiệp không thay đổi đáng kể. Như vậy, tư vấn dinh dưỡng là biện pháp can thiệp dinh dưỡng có hiệu quả cao thay đổi kiến thức, thực hành và cải thiện đường máu ở người bệnh ĐTĐ typ 2 có thừa cân-béo phì.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. International Diabetes Federation (2019), The IDF Diabetes Atlas Vol. 9th.
2. Franz MJ, Boucher JL, Rutten-Ramos S, et al (2015). Lifestyle weight-loss intervention outcomes in overweight and obese adults with type 2 diabetes: a systematic review and meta-analysis of randomized clinical trials. J Acad Nutr Diet;115(9):1447-63.
3. Nguyễn Thị Hoài (2019). Thực hành tự chăm sóc của người bệnh đái tháo đường type 2 khó kiểm soát điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên năm 2019. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Thái Nguyên, 225(01), tr. 79 86.
4. Nguyễn Trọng Nhân (2019), Thay đổi Thực hành và thực hành về chế độ ăn uống của NB ĐTĐ type 2 ngoại trú tại Bệnh viện Nội tiết tỉnh Bắc Giang năm 2019 sau giáo dục sức khỏe, Luận văn Thạc sỹ Điều dưỡng, Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định.
5. Bùi Khánh Thuận (2009). Thực hành, thái độ, hành vi về chế độ ăn và luyện tập ở người bệnh đái tháo đường type 2 tại Bệnh viên Nhân Dân 115. Luận văn thạc sỹ Điều dưỡng, Trường Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh.
6. Gilcharan Singh HK, Chee WSS, Hamdy O, et al. Eating self-efficacy changes in individuals with type 2 diabetes following a structured lifestyle intervention based on the transcultural Diabetes Nutrition Algorithm (tDNA): A secondary analysis of a randomized controlled trial. PLoS One. 2020; 15(11):e0242487.
7. Mottalib A, Salsberg V, Mohd-Yusof BN, et al. Effects of nutrition therapy on HbA1c and cardiovascular disease risk factors in overweight and obese patients with type 2 diabetes. Nutr J. 2018;17:42.