SARCOPENIA VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƯỜI BỆNH THẬN MẠN CHƯA ĐIỀU TRỊ THAY THẾ THẬN

Nguyễn Bá Ngọc Sơn 1, Đặng Thị Việt Hà 1,2, Phạm Hoài Thu 1,3,
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Bạch Mai
3 Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Sarcopenia (thiểu cơ) rất phổ biến ở những người bệnh mắc bệnh thận mạn tính (CKD) và có liên quan đến việc tăng tỉ lệ bệnh tật, tử vong và biến chứng tim mạch. Mục tiêu: Mô tả thực trạng sarcopenia và một số yếu tố liên quan ở người bệnh thận mạn chưa điều trị thay thế thận tại Bệnh viện Bạch Mai. Phương pháp: Mô tả cắt ngang trên 156 người bệnh được chẩn đoán Sarcopenia theo tiêu chuẩn của Hiệp hội Sarcopenia châu Á (2019) và chẩn đoán bệnh thận mạn tính theo tiêu chuẩn của KDIGO (2012). Kết quả: Tỉ lệ sarcopenia ở người bệnh mắc bệnh thận mạn tính (CKD) là 29.49%. Sarcopenia được quan sát thấy ở tất cả các giai đoạn tiến triển của CKD, với tỉ lệ cao nhất là 58.4% ở giai đoạn 5 và thấp nhất là 13.3% ở giai đoạn 1. Nhóm người bệnh CKD mức độ từ 3b-5 có cơ lực tay kém hơn so với nhóm người bệnh CKD mức độ 1-3a (p<0.05). Phân tích hồi quy tuyến tính đa biến cho thấy tuổi cao, thiếu máu và có nhiều bệnh đồng mắc là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc sarcopenia ở người bệnh thận mạn (p<0.001). Kết luận: Tình trạng sarcopenia là phổ biến ở người bệnh mắc CKD chưa điều trị thay thế, bệnh có mặt ở tất cả các giai đoạn của CKD, đặc biệt là nhóm người bệnh tuổi cao, bệnh thận giai đoạn nặng, có tình trạng thiếu máu và đồng mắc nhiều bệnh. Vì vậy, chẩn đoán sớm sarcopenia ở nhóm người bệnh thận mạn là thực sự cần thiết, qua đó giảm thiểu các kết quả bất lợi ở người bệnh chưa bắt đầu lọc máu.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. I. H. Fahal. Uraemic sarcopenia: aetiology and implications. Nephrol Dial Transplant. 2014;29(9): 1655-1665. doi:10.1093/ndt/gft070.
2. A. J. Cruz-Jentoft, J. P. Baeyens, J. M. Bauer, et al. Sarcopenia: European consensus on definition and diagnosis: Report of the European Working Group on Sarcopenia in Older People. Age Ageing. 2010;39(4):412-423. doi:10.1093/ageing/afq034.
3. J. K. Kim, S. R. Choi, M. J. Choi, et al. Prevalence of and factors associated with sarcopenia in elderly patients with end-stage renal disease. Clin Nutr. 2014;33(1):64-68. doi:10.1016/j.clnu.2013.04.002.
4. Liang-Kung Chen, Jean Woo, Prasert Assantachai, et al. Asian Working Group for Sarcopenia: 2019 Consensus Update on Sarcopenia Diagnosis and Treatment. Journal of the American Medical Directors Association. 2020;21(3): 300-307.e302. doi: 10.1016/ j.jamda. 2019.12.012.
5. Đỗ Thị Tư. Sarcopenia và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân cao tuổi có bệnh thận mạn, Hanoi Medical University; 2018.
6. V. A. Souza, D. Oliveira, S. R. Barbosa, et al. Sarcopenia in patients with chronic kidney disease not yet on dialysis: Analysis of the prevalence and associated factors. PLoS One. 2017;12(4): e0176230. doi:10.1371/journal.pone.0176230.
7. R. N. Foley, C. Wang, A. Ishani, et al. Kidney function and sarcopenia in the United States general population: NHANES III. Am J Nephrol. 2007;27(3):279-286. doi:10.1159/000101827.
8. T. N. Stitt, D. Drujan, B. A. Clarke, et al. The IGF-1/PI3K/Akt pathway prevents expression of muscle atrophy-induced ubiquitin ligases by inhibiting FOXO transcription factors. Mol Cell. 2004;14(3): 395-403. doi:10.1016/s1097-2765(04)00211-4.
9. R. A. Pereira, A. C. Cordeiro, C. M. Avesani, et al. Sarcopenia in chronic kidney disease on conservative therapy: prevalence and association with mortality. Nephrol Dial Transplant. 2015;30(10):1718-1725. doi:10.1093/ndt/gfv133.
10. Darryl P. Leong, Koon K. Teo. Predicting cardiovascular disease from handgrip strength: the potential clinical implications. Expert Review of Cardiovascular Therapy. 2015;13(12):1277-1279. doi:10.1586/14779072.2015.1101342.