CHẤT LƯỢNG GIẤC NGỦ Ở BỆNH VIỆN VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA NGƯỜI BỆNH HÔ HẤP TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH HÀ NỘI NĂM 2023

Chu Thị Quý 1,, Nguyễn Thị Tuyến 1, Chu Thị Hạnh 2
1 Trường Đại học Thăng Long
2 Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu được tiến hành trên 210 bệnh nhân hô hấp điều trị nội trú tại Bệnh viện Tâm Anh từ tháng 3 năm 2023 đến tháng 8 năm 2023 với 2 mục tiêu: (1) Mô tả thực trạng giấc ngủ của người bệnh hô hấp tại Bệnh viện đa khoa Tâm Anh Hà Nội năm 2023. (2) Phân tích một số yếu tố liên quan. Phương pháp nghiên cứu: Bằng thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích, sử dụng thang đo (RCSQ) đánh giá chất lượng giấc ngủ, (BCSS) đánh giá các triệu chứng lâm sàng, (HADS-A) đánh giá lo âu, (VAS) đánh gíá mức độ đau. Kết quả: Người bệnh hô hấp có chất lượng giấc ngủ ở bệnh viện kém theo thang đo RCSQ ≤5 chiếm tỷ lệ 28,1%. Triệu chứng lâm sàng khó thở, đau liên quan có ý nghĩa thống kê (p<0,05) với chất lượng giấc ngủ. Nam giới có nhận định chất lượng giấc ngủ ở bệnh viện tệ hơn ở nhà cao hơn so với nữ giới (41,6% so với 39,1%). Hiệu quả điều trị của người bệnh đỡ triệu chứng sau 2 ngày ở nữ cao hơn so với nam (90,2% so với 89,6%). Nhóm ≤ 35 tuổi có chất lượng giấc ngủ cao hơn so với nhóm tuổi ≥ 60 (85,7% so với 57,8%) p<0,001. Người bệnh có chất lượng giấc ngủ ở nhà tốt thì chất lượng giấc ngủ ở bệnh viện cũng tốt hơn (87,3% so với 62,6%; 12,7% với 37,4%) OR = 4,12; KTC 95% dao động từ 1,9 đến 8,7 (p< 0,001). Môi trường bệnh viện không ảnh hưởng nhiều tới giấc ngủ của người bệnh. Kết luận: Người bệnh hô hấp có chất lượng giấc ngủ ở bệnh viện kém 28,1%. Triệu chứng lâm sàng khó thở, đau có liên quan có ý nghĩa thống kê (p<0,05) với chất lượng giấc ngủ. Hiệu quả điều trị của người bệnh đỡ triệu chứng sau 2 ngày ở nữ cao hơn so với nam. Môi trường bệnh viện không ảnh hưởng nhiều tới giấc ngủ của người bệnh.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Lê Thị Vân (2017), Chất lượng giấc ngủ ở người bệnh sau phẫu thuật ổ bụng tại khoa ngoại tiêu hóa, Bệnh viện trung ương Thái Nguyên năm 2017, luận văn thạc sỹ, Đại học Điều dưỡng Nam Định.
2. Dương Thị Tố Anh (2022), Đánh giá kết quả chăm sóc bệnh nhân sau mổ cắt ruột thừa nội soi tại Khoa Ngoại-Bệnh viện A Thái Nguyên, Tạp chí Y dược lâm sàng 108, Hội nghị Khoa học Điều dưỡng bệnh viện năm 2022, tr 50-57.
3. Siti Nadiah Binte Arman et al (2022), Subjective sleep quality among hospitalised adult patients: An observational, cross-sectional study, Proceedings of Singapore Healthcare, journals. sagepub.com/home/psh, (31) tr 1- 7.
4. Hà Văn Châu (2020), Đánh giá chất lượng giấc ngủ của người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, Luận văn thạc sĩ, Đại học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh.
5. Vũ Ngọc Linh và cộng sự (2023), Đánh giá chất lượng giấc ngủ bằng thang điểm PSQI ở bệnh nhân suy tim mạn tính, Tạp chí Y học Việt Nam, 522(1), tr 221-225.
6. Tiền Ngọc Minh Châu và cộng sự (2020), Tình hình rối loạn giấc ngủ và các yếu tố liên quan đến bệnh nhân nằm viện tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ năm 2019-2020, Tạp chí Y Dược học Cần Thơ, (30), tr. 23-29.
7. Phùng Văn Lợi (2014), Các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ của người bệnh sau phẫu thuật ổ bụng tại bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên, Tạp chí Y học Thực Hành, tr. 941 (11), tr. 54.