TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ CỦA NGƯỜI BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP CÓ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA Y HỌC CỔ TRUYỀN HÀ NỘI NĂM 2023

Lê Thị Minh 1,, Lê Thị Bình 2
1 Bệnh viện Đa khoa Y học Cổ truyền Hà Nội
2 Trường Đại học Thăng Long

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu mô tả trên 78 người bệnh THA có ĐTĐ điều trị ngoại trú tại Bệnh viện đa khoa Y học cổ truyền Hà Nội năm 2023. Mục tiêu: (1) Mô tả sự tuân thủ điều trị của người bệnh THA có ĐTĐ tại Bệnh viện đa khoa Y học cổ truyền Hà Nội năm 2023. (2) Phân tích một số yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị của người bệnh. Số liệu thu thập được cho thấy nữ (61,5%) có tỷ lệ cao hơn nam. Tuổi ≥ 70 tuổi chiếm cao nhất 50%. Nghề nghiệp cao nhất là hưu trí (44,9%). Về trình độ: chiếm tỷ lệ cao nhất là trung cấp/cao đẳng (59%). Thời gian bị bệnh THA có bị ĐTĐ chiếm cao nhất ≤ 5 năm (82,1%). Người bệnh có kiến thức về chỉ số THA là 69,2%; có kiến thức về chỉ số đường huyết là 51,3%. Có kiến thức về ăn nhiều rau xanh và hoa quả: 80,8%. Có kiến thức về tập thể dục từ 30 – 60 phút mỗi ngày chiếm 51,3%. Có kiến thức đúng về: dùng thuốc HA và thay đổi lối sống là 69,2%; dùng thuốc hạ áp liên tục, lâu dài là 70,5%; chỉ uống khi thấy huyết áp cao là 26,9%. Hiểu về nguyên tắc khi điều trị ĐTĐ phải thực hiện cả dùng thuốc và thay đổi lối sống là 67,9%; hiểu khi dùng thuốc ĐTĐ cần uống liên tục, lâu dài chiếm 70,5%. Có kiến thức về biến chứng về tai biến mạch máu não là 69,2%; mờ mắt là 43,6%; suy tim là 39,7%. Nguy cơ bị các biến chứng về mạch máu là 20,5%. Có kiến thức về kiểm soát huyết áp (đo hàng ngày/tuần/tháng) là 75,6% và có kiến thức về kiểm soát đường huyết (đo hàng ngày/tuần/tháng) chiếm 53,8%. Có kiến thức về tái khám theo hẹn của bác sĩ chiếm 75,6%. Đánh giá chung về kiến thức của người bệnh: đạt là 66,7%, kiến thức chung chưa đạt là 33,3%. Về thực hành: Khám sức khỏe định kỳ 1 tháng/lần chiếm cao (70,5%); tần suất đo huyết áp hàng ngày là 33,3% và người bệnh chỉ đo huyết áp khi hoa mắt, chóng mặt... cũng chiếm 23,1%. Có đo đường huyết hàng ngày là chiếm 39,7%, đo đường máu khi  mệt mỏi chiếm 21,8%. Có hoạt động thể dục thể thao thường xuyên là 75,6%. Có thực hành uống thuốc huyết áp liên tục là 88,5%; và thực hành uống thuốc để hạ đường máu liên tục chiếm 88,5%. Đánh giá chung về thực hành đạt về tuân thủ điều trị là 52,6%, chưa đạt là 47,4%. Đánh giá về tuân thủ điều trị chung của người bệnh tăng huyết áp có đái tháo đường: + Tuân thủ cao là 61,5%. + Tuân thủ trung bình là 32,1%. + Tuân thủ thấp là 6,4%. Có mối liên quan giữa nghề nghiệp, giữa người bệnh có kiến thức về biến chứng của bệnh tăng huyết áp và có kiến thức về biến chứng của bệnh đái tháo đường với tuân thủ điều trị (p < 0,05)

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Hương Giang (2017), “Đặc điểm bệnh nhân tăng huyết áp điều trị nội trú tại bệnh viện Trung ương Thái Nguyên”, Tạp chí Khoa học công nghệ, 165 (05), tr 15-20.
2. Dương Tấn Thọ (2020), “Nghiên cứu tình hình và đánh giá kết quả can thiệp tăng huyết áp ở người cao tuổi thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, năm 2018-2019”, Tạp Chí Y Dược Học Cần Thơ – số 21/2020, tr 127-133
3. Nguyễn Thị Hường (2022), Thực trạng kiến thức, thực hành về tuân thủ điều trị của người bệnh tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan tại Bệnh viện Bạch Mai năm 2020 – 2021, Luận văn thạc sĩ điều dưỡng, Đại học Thăng Long
4. Nguyễn Thị Thu Hoa (2022), Kết quả chăm sóc, điều trị người bệnh tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan tại Bệnh viện Đa khoa Hậu Giang năm 2020 – 2021, Luận văn thạc sĩ điều dưỡng, Đại học Thăng Long
5. Nguyễn Như Phượng (2021), “Tuân thủ điều trị và chăm sóc tư vấn cho người bệnh tăng huyết áp điều trị tại bệnh viện đa khoa khu vực tỉnh An Giang”, Tạp chí Y học Việt Nam,Tập 505 tháng 8 số 1-2021, tr 213-219