KHẢO SÁT MẬT ĐỘ XƯƠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở BỆNH NHÂN BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI

An Xuân Hảo1,, Nguyễn Hải Anh 2, Phan Thu Phương 1
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Bạch Mai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Bệnh nhân bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có nguy cơ loãng xương cao hơn so với người khỏe mạnh do sự mất xương xảy ra trong một quá trình bệnh kéo dài nhiều năm. Có nhiều yếu tố liên quan đến sinh bệnh loãng xương ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.Mục tiêu: Xác định tỷ lệ loãng xương và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính điều trị ngoại trú tại bệnh viện Bạch Mai.Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, tiến cứu, được tiến hành trên 50 bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính điều trị ngoại trú tại bệnh viện Bạch Mai.Kết quả:Tỷ lệ loãng xương tại cột sống thắt lưng(CSTL) là 52 %, giảm mật độ xương CSTL là 38%. Tại cổ xương đùi (CXĐ) tỷ lệ loãng xương và giảm mật độ xương là 34% và 52%. Tỷ lệ loãng xương chung là 60% và giảm MĐX là 32%. Một sốt yếu tố liên quan đến loãng xương được xác định trong nghiên cứu bao gồm giới nữ (p=0.033 < 0.05), BMI thấp (<18.5 kg/m2) (p=0.035 < 0.05), sử dụng corticoid dạng hít (ICS) (p=0.01<0.05), phân nhóm GOLD (p=0.005 < 0.05). Kết luận: Bệnh nhân COPD có nguy cơ loãng xương tương đối cao (60%), tình trạng này có liên quan đến một số yếu tố như giới nữ, BMI thấp, sử dụng ICS, phân nhóm theo GOLD 2022 và không liên quan đến tuổi, hút thuốc lá, thời gian mắc bệnh.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. 2022 GOLD Reports - Global Initiative for Chronic Obstructive Lung Disease - GOLD. Accessed September 15, 2022. https://goldcopd .org/2022-gold-reports-2/
2. Bộ Y Tế (2018). Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
3. Ngô Quý Châu (2018). Bệnh Phổi Tắc Nghẽn Mạn Tính, Bệnh Học Nội Khoa Tập I.
4. Nguyễn Quang Đợi (2019). Nghiên Cứu Đặc Điểm Lâm Sàng, Cận Lâm Sàng Và Một Số Yếu Tố Nguy Cơ Tắc Động Mạch Phổi Cấp Ở Bệnh Nhân Đợt Cấp Bệnh Phổi Tắc Nghẽn Mạn Tính.
5. Low bone mineral density in COPD patients related to worse lung function, low weight and decreased fat-free mass - PubMed. Accessed September 14, 2022. https://pubmed. ncbi.nlm.nih.gov/17347789/
6. Nguyễn Thị Thủy (2015). Nghiên cứu đặc điểm loãng xương ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại đơn vị quản lý bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính – Bệnh viện Bạch Mai..
7. Nguyen Duc Manh (2021). Study on rate and rick factor of osteoporosis among copd patients at the copd outpatients clinic Bach Mai hospital..
8. Huijsmans RJ, de Haan A, ten Hacken NNHT, Straver RVM, van’t Hul AJ. The clinical utility of the GOLD classification of COPD disease severity in pulmonary rehabilitation. Respir Med. 2008;102(1): 162-171. doi: 10.1016/j.rmed. 2007.07.008
9. Trịnh Hồng Nhung (2021). Nguy cơ loãng xương và dự báo xác suất gãy xương theo mô hình Garvan ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại bệnh viện Việt Tiệp Hải Phòng.
10. Development and first validation of the COPD Assessment Test | European Respiratory Society. Accessed October 4, 2023. https://erj.ersjournals.com/content/34/3/648.full