CA LÂM SÀNG CHÈN ÉP KHOANG CẲNG CHÂN DO CHẤN THƯƠNG TRÊN BỆNH NHÂN SỬ DỤNG THUỐC CHỐNG ĐÔNG DUOPLAVIN

Thái Ngọc Bình 1,, Phạm Ngọc Thắng 1, Trần Hoài Nam 1
1 Bệnh viện Quân Y 103

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Hội chứng chèn ép khoang cấp tính là một cấp cứu ngoại khoa, ở cẳng chân hay gặp nhất, hậu quả là thiếu máu tổ chức gây hoại tử tổ chức, tổn thương vĩnh viễn cơ, mạch máu, thần kinh, thậm chí hoại tử phải cắt cụt chi và tử vong. Đặc biệt trên bệnh nhân sử dụng thuốc chống đông, tình trạng chảy máu sau chấn thương gây chèn ép khoang, sau mổ chảy máu nhiều dẫn đến ảnh hưởng sức khoẻ và tính mạng. Ca bệnh: Bệnh nhân nam 57 tuổi, tiền sử sử dụng thuốc chống đông Douplavin 75/100mg. Bị chấn thương cẳng chân trái, sau tai nạn được chẩn đoán: Chèn ép khoang cấp tính cẳng chân trái, được phẫu thuật mở cân, giải phóng chèn ép khoang. Sau phẫu thuật bệnh nhân được truyền máu, khối tiểu cầu và hồi sức tích cực, khâu lại vết mổ, sau 2 tuần ra viện. Sau 8 tuần khám lại bệnh nhân ổn định, các vết mổ đã liền, đi lại được không đau, chức năng vận động và cảm giác chân trái tốt. Kết luận: Chèn ép khoang cấp tính là một cấp cứu ngoại khoa, do nhiều nguyên nhân, đặc biệt nguy hiểm trên các bệnh nhân sử dụng thuốc chống đông, cần phát hiện sớm, phẫu thuật kịp thời, sau mổ cần hồi sức tốt, theo dõi sát để cứu sống tính mạng và phục hồi chức năng chi thể.


 

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Mazur M., Jabaly N., Ebraheim N. Acute compartment syndrome in patients on long-term anticoagulation therapy. Journal of Trauma and Critical Care. 2018;3(1):1–5.
2. Mubarak S. J., Owen C. A., Hargens A. R., Garetto L. P., Akeson W. H. Acute compartment syndromes. The Journal of Bone and Joint Surgery. American Volume. 1978; 60(8):1091–1095.
3. Rademacher E., Miller P. E., Jordan E., et al. Management of fasciotomy incisions after acute compartment syndrome: is delayed primary closure more feasible in children compared with adults? Journal of Pediatric Orthopedics. 2020;40(4): e300–e305.
4. Ojike N. I., Roberts C. S., Giannoudis P. V. Compartment syndrome of the thigh: a systematic review. Injury. 2010;41(2):133–136.
5. Kakkar R., Ellis M., Fearon P. V. Compartment syndrome of the thigh as a complication of anticoagulant therapy in a patient with a left ventricular assist device (Berlin Heart) General Thoracic and Cardiovascular Surgery. 2010; 58(9):477–479.
6. McQueen M. M., Gaston P., Court-Brown C. M. Acute compartment syndrome. Journal of Bone and Joint Surgery. British Volume (London). 2000;82(2):200–203.
7. Schwartz J. T. J., Brumback R. J., Lakatos R., Poka A., Bathon G. H., Burgess A. R. Acute compartment syndrome of the thigh. A spectrum of injury. JBJS. 1989;71(3):392–400.
8. DuoPlavin: Product Information, 30/06/2023 EMEA/H/C/001143 - N/0071.