THỰC TRẠNG TỔN THƯƠNG NIÊM MẠC MIỆNG CỦA BỆNH NHÂN HIV/AIDS TẠI BỆNH VIỆN BỆNH NHIỆT ĐỚI TRUNG ƯƠNG

Mai Thị Ánh 1,, Hà Ngọc Chiều 1, Trần Văn Giang 1,2, Nguyễn Đức Hoàng 1, Trần Kiều Anh 1, Mai Tuấn Anh 3
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung Ương
3 Học viện Y dược học Cổ truyền Việt Nam

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả thực trạng tổn thương niêm mạc miệng của bệnh nhân HIV/AIDS tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương năm 2022-2023. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 261 bệnh nhân được chẩn đoán xác định nhiễm HIV/AIDS điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương năm 2022-2023. Kết quả: Kết quả cho thấy sự biến đổi về số lượng tổn thương niêm mạc miệng ở bệnh nhân HIV, từ không có tổn thương đến ba tổn thương. Các loại tổn thương niêm mạc miệng như nấm Candida, Herpes Simplex, Bạch sản dạng lông, tăng sắc tố, Herpes Zoster, loét áp tơ tái phát và viêm lợi HIV đã được ghi nhận. Tổn thương chiếm tỷ lệ cao nhất là nấm Candida với 43 bệnh nhân (16,5%). Nghiên cứu cũng ghi nhận các thể nhiễm nấm Candida đa dạng, với thể giả mạc chiếm tỷ lệ lớn nhất (58,1%) sau đó là thể ban đỏ (27,9%), thể tăng sản (9,3%) và thể viêm mép (4,7%). Lưỡi và khẩu cái là hai vị trí thường gặp bị nhiễm nấm Candida nhất, với tỷ lệ lần lượt là 56% và 24%, trong khi môi và mép ít phổ biến hơn, với tỷ lệ là 4%. Kết luận: Những bệnh nhân bị HIV có từ 0-3 tổn thương niêm mạc miệng, với nhiều loại tổn thương khác nhau trong đó tổn thương nhiễm nấm Candida và tăng sắc tố chiếm tỷ lệ cao. Thể nấm Candida thường gặp nhất là thể giả mạc. Vị trí Candida hay gặp là tại lưỡi và khẩu cái.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế, Kế hoạch tổ chức tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2021 (2021).
2. Adedigba M, Ogunbodede E, Jeboda S, Naidoo S. Patterns of oral manifestation of HIV/AIDS among 225 Nigerian patients. Oral diseases. 2008;14(4):341-346.
3. Bộ Y tế, Hướng dẫn quốc gia xét nghiệm HIV (Quyết định số 2674/QĐ-BYT ngày 27 tháng 4 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế) (2018).
4. Nguyễn Thị Hồng Vân, Nhận xét tình trạng bệnh quanh răng và biểu hiện tổn thương niêm mạc miệng ở bệnh nhân HIV/AIDS tại trung tâm y tế Từ Liêm, Hà Nội. Luận văn thạc sỹ Y học. 2010.
5. Bộ Y tế, Báo cáo kết quả công tác phòng, chống HIV/AIDS năm 2020 (2021).
6. Satyalakshmi K, Sathyanath D, Muralidharan S. A systematic review of four decades of prevalence of oral soft tissue infections and conditions among adult HIV patients in India. J Family Med Prim Care. Jul 2022;11(7):3407-3413. doi:10.4103/jfmpc.jfmpc_1191_21
7. Denny CE, Ramapuram J, Bastian T, Ongole R, Binnal A, Natarajan S. Oral lesions in HIV/AIDS patients on highly active antiretroviral therapy. World Journal of Dentistry. 2016. 7(2):95-99.
8. Vohra P, Jamatia K, Subhada B, Tiwari RVC, Althaf MN, Jain C. Correlation of CD4 counts with oral and systemic manifestations in HIV patients. J Family Med Prim Care. 2019 Oct 31;8(10):3247-3252. doi: 10.4103/jfmpc.jfmpc_767_19. PMID: 31742150; PMCID: PMC6857402.