MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN VỚI BỆNH SÂU RĂNG Ở HỌC SINH LỚP 5 TẠI HÀ NỘI

Hà Ngọc Chiều 1,, Vũ Mạnh Tuấn 1, Đỗ Thị Thu Hiền 1, Hồng Thúy Hạnh 1, Dương Đức Long 1, Trịnh Minh Báu 1
1 Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt-Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Phân tích một số yếu tố liên quan với bệnh sâu răng ở học sinh lớp 5. Nghiên cứu mô tả cắt ngang này được thực hiện ở 502 học sinh 12 tuổi (lớp 5), đang học tại trường Trường Tiểu học Kim Liên - Đống Đa - Hà Nội và Trường Tiểu học Lý Thái Tổ - Trung Hoà – Cầu Giấy - Hà Nội. Kết quả: Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh sâu răng bao gồm phát hiện lỗ sâu ở ngà; có đốm trắng đục trên mặt răng; miếng trám ≥ 3 năm; nhiều mảng bám trên răng; răng có rãnh trũng sâu; không đánh răng với kem có fluor 2 lần/ngày; không dùng nước súc miệng fluor hàng ngày, không bôi vecni Fluor hoặc gel Fluor trong ít nhất 6 tháng/lần. Kết luận: Có nhiều yếu tố liên quan đến bệnh sâu răng ở học sinh lớp 5 tại Hà Nội.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Trần Thị Kim Thúy, Trịnh Đình Hải, Lê Thị Thu Hà. Thực trạng sâu răng vĩnh viễn giai đoạn sớm và một số thói quen vệ sinh răng miệng ở học sinh 7-8 tuổi. Tạp chí Y học Việt Nam. 2019;474(2):103-107.
2. Ngô Văn Toàn, Vũ Mạnh Tuấn. Phương pháp nghiên cứu khoa học trong Răng Hàm Mặt. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam; 2021:47-60.
3. Trịnh Đình Hải, Nguyễn Hồng Minh, Trần Cao Bính. Điều tra sức khỏe răng miệng toàn quốc năm 2019. Nhà xuất bản Y học Hà Nội. 2019; 24-25.
4. Huang GJ, Roloff-Chiang B, Mills BE et al. “Effectiveness of MI Paste Plus and PreviDent fluoride varnish for treatment of white spot lesions: a randomized controlled trial”, Am J Orthod Dentofacial Orthop, 2013;143(1):31-41.
5. Lưu Văn Tường, Nguyễn Thị Thu Phương, Đào Thị Dung. Thực trạng bệnh sâu răng sữa sớm và một số yếu tố liên quan với sâu răng ở học sinh mầm non 03 tuổi tại Hà Nội. Tạp chí Y học Việt Nam. 2019;480(1&2), 94-99.
6. Nabiel AL- Ghazali et al. The Prevalence of Dental Caries in Kindergartens’ and its Associated Factors among Children in Sana’a City. EC Dental Science. 2017;7.5: 206-211.
7. Zero D.T.et al. The remineralizing effect of an essential oil fluoride mouthrinse in an intraoral caries test. JADA, 2004;135,231-237.
8. Marinho VC, Higgins JP, Sheiham A et al. One topical fluoride (toothpastes, or mouthrinses, or gels, or varnishes) versus another for preventing dental caries in children and adolescents. Cochrane Database Syst Rev., 2004;1,CD002780.
9. Trần Thị Kim Thúy, Trịnh Đình Hải, Lê Thị Thu Hà. Hiệu quả dự phòng và điều trị sâu răng vĩnh viễn giai đoạn sớm bằng nước xúc miệng fluor (0,05%) trên trẻ em 7-8 tuổi. Tạp chí Y học Việt Nam, 2019;474(2):155-160.