KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ CỦA ĐỘT QUỴ NHỒI MÁU NÃO CẤP Ở BỆNH NHÂN RUNG NHĨ KHÔNG DO BỆNH VAN TIM

Nguyễn Ngọc Phương Thư 1,, Dương Thị Trang 2, Trương Đình Cẩm 3
1 Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
2 Bệnh viện Quận Tân Phú
3 Bệnh viện Quân Y 175

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Rung nhĩ (RN) là rối loạn nhịp tim thường gặp nhất ở người lớn, chiếm khoảng 2 đến 4% dân số [1]. Đây cũng là yếu tố nguy cơ chính của đột quỵ nhồi máu não cấp. Ở bệnh nhân RN, nguy cơ đột quỵ nhồi máu não cấp cao hơn 5 lần [2] và nguy cơ tử vong tăng hơn 2 lần so với dân số chung [3]. Đột quỵ do RN gây tàn phế nặng hơn, tiêu hao chi phí y tế nhiều hơn, tỷ lệ tái phát và tử vong cao hơn ở bệnh nhân nhồi máu não cấp không kèm RN. Vì vậy, đánh giá nguy cơ của đột quỵ nhồi máu não cấp để có chiến lược phòng ngừa thích hợp là nền tảng trong điều trị RN. Trên lâm sàng, rung nhĩ không do bệnh van tim (RNKBVT) chiếm hơn 95% các trường hợp RN được chẩn đoán [4] và có liên quan khoảng 15% [5] tổng số đột quỵ nhồi máu não nên ngày càng được quan tâm. Mục Tiêu Nghiên Cứu: 1. Khảo sát đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhân RNKBVT tại Bệnh viện Quân Y 175; 2. Khảo sát các yếu tố nguy cơ của đột quỵ nhồi máu não cấp ở bệnh nhân RNKBVT tại Bệnh viện Quân Y 175. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên bệnh nhân RNKBVT tại Bệnh viện Quân Y 175, từ tháng 2/2020 đến tháng 04/2021. RN đươc chẩn đoán dựa trên ECG 12 chuyển đạo. Nhồi máu não cấp được chẩn đoán theo tiêu chuẩn của Tổ chức y tế thế giới. Các đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng được thu thập theo bảng câu hỏi soạn sẵn. Kết quả: Tổng cộng có 103 bệnh nhân tham gia nghiên cứu, với 25 bệnh nhân bị nhồi máu não (24,3%). Tuổi trung bình là 72,02. Nam giới chiếm 46,6%. Gần 95% bệnh nhân có ít nhất một bệnh đồng mắc và gần 50% có từ ba bệnh đồng mắc trở lên. Các yếu tố tiên đoán nguy cơ cao bị nhồi máu não ở bệnh nhân RNKBVT là không tuân thủ điều trị với thuốc đã được kê toa và tiền căn đột quỵ trước đó. Kết luận: Cần chú trọng công tác giáo dục sức khỏe cho bệnh nhân về hậu quả của đột quỵ và lợi ích của việc tuân thủ điều trị. Không tuân thủ điều trị làm tăng nguy cơ nhồi máu não cấp lên 14,9 lần. Tiền căn đột quỵ làm tăng nguy cơ nhồi máu não cấp lên 11,2 lần.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Benjamin EJ; Muntner P; Alonso A et al (2019), "American Heart Association Council on Epidemiology and Prevention Statistics Committee and Stroke Statistics Subcommittee. Heart disease and stroke statistics 2019 update: a report from the American Heart Association", Circulation 139, tr. e56e528.
2. Wolf PA; Abbott RD; Kannel WB et al (1991), "Atrial fibrillation as an independent risk factor for stroke: the Framingham Study", Stroke. 22(8), tr. 983-8.
3. Lin HJ; Wolf PA; Kelly H et al (1996), "Stroke severity in atrial fibrillation. The Framingham Study", Stroke. 27(10), tr. 1760-4.
4. Go AS; Hylek EM; Phillips KA et al (2001), "Prevalence of diagnosed atrial fibrillation in adults: national implications for rhythm management and stroke prevention: the AnTicoagulation and Risk Factors in Atrial Fibrillation (ATRIA) Study", JAMA. 285(18), tr. 2370-5.
5. Gattellari M; Worthington JM; Zwar NA et al (2008), "The management of non-valvular atrial fibrillation (NVAF) in Australian general practice: bridging the evidence-practice gap. A national, representative postal survey", BMC Fam Pract. 9, tr. 62.
6. Nguyen Thi Bao Lien (2013), "Nghiên cứu tỷ lệ các yếu tố nguy cơ của rung nhĩ", Y học thực hành. 868 (5).
7. Sun Y; Hu D; Li K et al (2009), "Predictors of stroke risk in native Chinese with nonrheumatic atrial fibrillation: retrospective investigation of hospitalized patients", Clin Cardiol. 32(2), tr. 76-81.
8. Kang SH; Choi EK; Han KD et al (2017), "Risk of Ischemic Stroke in Patients With Non-Valvular Atrial Fibrillation Not Receiving Oral Anticoagulants - Korean Nationwide Population-Based Study", Japanese Circulation Society.