ĐẶC ĐIỂM CỦA HỘI CHỨNG CHỒNG LẤP TRONG XƠ CỨNG BÌ TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Châu Tuấn 1, Cao Thanh Ngọc 1,2,
1 Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM
2 Trường Đại học Y Dược TP.HCM

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Hội chứng chồng lấp là một thuật ngữ dùng để định nghĩa tình trạng người bệnh có các đặc điểm thỏa tiêu chuẩn chẩn đoán của ít nhất hai loại bệnh lý mô liên kết. Hội chứng chồng lấp trong xơ cứng bì có những đặc điểm lâm sàng khác biệt so với xơ cứng bì đơn thuần và có thể ảnh hưởng đến diễn tiến bệnh, tiên lượng, điều trị và kết cục của người bệnh. Hiện tại, dữ liệu về bệnh lý này vẫn còn hạn chế nên chúng tôi tiến hành nghiên cứu này. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang, mô tả với 83 bệnh nhân xơ cứng bì đến khám tại phòng khám Nội cơ xương khớp – Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM từ tháng 01/2023 đến tháng 09/2023. Người bệnh thỏa tiêu chuẩn chẩn đoán xơ cứng bì và các bệnh lý mô liên kết theo ACR/EULAR được ghi nhận các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng. Kết quả: 18/83 bệnh nhân xơ cứng bì có hội chứng chồng lấp. Trong đó, bệnh lý chồng lấp thường gặp nhất là lupus ban đỏ hệ thống và viêm khớp dạng thấp. Tuổi trung bình trong nhóm hội chứng chồng lấp thấp hơn nhóm xơ cứng bì. Viêm khớp là triệu chứng đặc trưng, thường gặp hơn ở hội chứng chồng lấp, chiếm 77.78%. Hiện tượng Raynaud ít gặp hơn trong hội chứng chồng lấp. Số lượng bạch cầu thấp hơn và thường gặp tự kháng thể anti Ro52 là những đặc điểm trên cận lâm sàng của hội chứng chồng lấp. Kết luận: Hội chứng chồng lấp có thể gặp ở 21.68% bệnh nhân xơ cứng bì. Bệnh lý chồng lấp thường gặp nhất là lupus ban đỏ hệ thống và viêm khớp dạng thấp. Tuổi trẻ, viêm khớp, ít gặp hiện tượng Raynaud, bạch cầu thấp và tự kháng thể anti Ro-52 là những đặc điểm có thể gặp trong hội chứng chồng lấp.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Sobolewski P, Maślińska M, Wieczorek M, et al. Systemic sclerosis - multidisciplinary disease: clinical features and treatment. Reumatologia. 2019; 57(4): 221-233. doi: 10.5114/reum. 2019. 87619
2. Denton CP, Khanna D. Systemic sclerosis. Lancet (London, England). Oct 7 2017; 390 (10103): 1685-1699. doi: 10.1016/s0140-6736(17)30933-9
3. Balbir-Gurman A, Braun-Moscovici Y. Scleroderma overlap syndrome. The Israel Medical Association journal: IMAJ. Jan 2011;13(1):14-20.
4. Sharma S, Kumar U. Scleroderma overlap syndromes. International Journal of Rheumatic Diseases. 2016; 19(9): 831-833. doi: https://doi. org/10.1111/1756-185X.13011
5. Moinzadeh P, Aberer E, Ahmadi-Simab K, et al. Disease progression in systemic sclerosis-overlap syndrome is significantly different from limited and diffuse cutaneous systemic sclerosis. Annals of the rheumatic diseases. Apr 2015; 74(4):730-7. doi:10.1136/annrheumdis-2013-204487
6. Wielosz E, Majdan M, Dryglewska M, Targońska-Stępniak B. Overlap syndromes in systemic sclerosis. Postepy dermatologii i alergologii. Jun 2018;35(3): 246-250. doi:10. 5114/ ada.2018.72662
7. van den Hoogen F, Khanna D, Fransen J, et al. 2013 classification criteria for systemic sclerosis: an American College of Rheumatology/European League against Rheumatism collaborative initiative. Arthritis and rheumatism. Nov 2013; 65(11): 2737-47. doi:10. 1002/art.38098
8. Aletaha D, Neogi T, Silman AJ, et al. 2010 Rheumatoid arthritis classification criteria: an American College of Rheumatology/European League Against Rheumatism collaborative initiative. Arthritis and rheumatism. Sep 2010;62 (9):2569-81. doi:10.1002/art.27584
9. Aringer M, Costenbader K, Daikh D, et al. 2019 European League Against Rheumatism/American College of Rheumatology Classification Criteria for Systemic Lupus Erythematosus. Arthritis & rheumatology (Hoboken, NJ). Sep 2019;71(9): 1400-1412. doi: 10.1002/art.40930
10. Shiboski CH, Shiboski SC, Seror R, et al. 2016 American College of Rheumatology/European League Against Rheumatism Classification Criteria for Primary Sjögren's Syndrome: A Consensus and Data-Driven Methodology Involving Three International Patient Cohorts. Arthritis & rheumatology (Hoboken, NJ). Jan 2017;69(1):35-45. doi:10. 1002/art.39859