NHẬN THỨC, KIẾN THỨC VÀ THÁI ĐỘ VỀ NẮN CHỈNH RĂNG CỦA SINH VIÊN NĂM THỨ NHẤT - TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI NĂM 2023

Trần Thị Hương Trà1, Quách Thị Thúy Lan 1, Đỗ Nam Khánh 1,
1 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá nhận thức, kiến thức và thái độ về nắn chỉnh răng của sinh viên năm thứ nhất (Y1) trường Đại học Y Hà Nội năm 2023. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành trên 376 sinh viên năm thứ nhất trường Đại học Y Hà Nội tham gia đợt khám sức khoẻ nhập học năm 2023.  Kết quả: Trong 376 sinh viên Y1 có 53,6% là sinh viên nữ. Sinh viên ngành Y khoa chiếm tỷ lệ cao nhất với 47,2%, tiếp đến là sinh viên chuyên ngành điều dưỡng chiếm 17,2%, sinh viên chuyên ngành YHCT và RHM lần lượt chiếm 10,9% và 10,3. Kết quả về nhận thức: có 28,6% sinh viên Y1 chưa từng nghe hoặc không chắc chắn về việc có bác sĩ nắn chỉnh răng. Hơn 80% sinh viên Y1 đã từng nghe về răng chen chúc/lệch lạc và nhận ra người có hàm răng chen chúc. Có tới 32,1% sinh viên Y1 không từng thấy hoặc không chắc chắn về việc người nào đó đeo mắc cài ở răng. Kết quả về kiến thức: chỉ có 38,2% sinh viên Y1 có kiến thức đúng về việc yếu tố di truyền có thể ảnh hưởng đến sự sắp xếp của răng trên cung hàm. Chỉ có 58,1% sinh viên có kiến thức đúng về việc thói quen như đẩy lưỡi/ mút ngón tay/ thở miệng có thể gây lệch lạc răng.  Kết quả về thái độ: có tới 45,6% sinh viên Y1 đã từng khuyên ai đó nên đi nắn chỉnh răng; bên cạnh đó có tới 59,1% sinh viên cảm thấy mình cần phải nắn chỉnh răng và 56,0% sinh viên đồng ý nhổ một vài chiếc răng khỏe mạnh nếu cần để nắn chỉnh răng. Kết luận: Đa phần sinh viên năm thứ nhất của Trường Đại học Y Hà Nội có nhận thức, kiến thức, thái độ mức khá về nắn chỉnh răng; vẫn còn 1 số lượng lớn sinh viên Y1 chưa có hiểu biết đúng về các vấn đề của nắn chỉnh răng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Đồng Khắc Thẩm. Khảo sát tình trạng khớp cắn của người Việt Nam độ tuổi 17 – 27. Đại học Y dược Tp Hồ Chí Minh; 2000.
2. Trần Thị An Huy. Khảo sát tình trạng lệch lạc khớp cắn và nhu cầu điều trị chỉnh nha của sinh viên năm nhất Đại học Y Dược Hải Phòng năm 2018. Trường Đại học Y Hà Nội; 2018.
3. Brkanović S, Lapter Varga M, Meštrović S. Knowledge and Attitude towards Orthodontic Treatment among Non-Orthodontic Specialists: An Online Survey in Croatia. Dent J (Basel). Jan 3 2022;10(1)doi:10.3390/dj10010005
4. Anirudh K Mathur SP, NKS Aravind, T.V. Pavan, Prasad Chitra. Awareness of orthodontic treatment need in young adults between 18-25 years. IP Indian Journal of Orthodontics and Dentofacial Research. 2018;4(2):96-98. doi: https://doi.org/10.18231/ 2455-6785.2018.0019
5. Mathew R, Sathasivam HP, Mohamednor L, Yugaraj P. Knowledge, attitude and practice of patients towards orthodontic treatment. BMC Oral Health. Mar 8 2023;23(1):132. doi:10.1186/ s12903-023-02780-y
6. Alharbi MA A-SR. Knowledge of orthodontic treatment among various dental specialties: a systematic review. International Journal of Medicine in Developing Countries. 2021;5(1) doi:10.24911/IJMDC.51-1604329550
7. Shekar S, Chandra shekar BR, Lakshmi D, Shivamallu A, M S G. Knowledge, attitude, and practices related to orthodontic treatment among college students in rural and urban areas of Mysore, India: A cross-sectional questionnaire study. Indian Journal of Oral Health and Research. 01/01 2017;3:9. doi: 10.4103/ ijohr. ijohr_17_17
8. Lee S-Y. A Study on orthodontic treatment knowledge and attitude among people in general. Journal of Korean society of Dental Hygiene. 04/30 2012;12: 251-260. doi: 10.13065/ jksdh.2012.12.2.251