TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN NHÂN KHẨU HỌC CỦA TRẺ MẦM NON HÀ NỘI
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm đánh giá tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan nhân khẩu học của trẻ mầm non Hà Nội. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 14.720 trẻ mầm non thuộc quận Hoàn Kiếm, quận Hoàng Mai và huyện Đông Anh năm 2020. Kết quả: Nghiên cứu trên 14.720 trẻ mầm non cho thấy, nhóm tuổi từ 48-59,9 tháng chiếm gần 42%, mặc dù là ở lứa tuổi mầm non nhưng số lượng trẻ trên 60 tháng tuổi vẫn chiếm xấp xỉ 20%. Tổng số trẻ nam nhiều hơn 5,5% so với trẻ nữ (52,76 so với 47,24). Nếu xét theo tiêu chuẩn Z-score cân nặng/chiều cao(dành cho trẻ dưới 5 tuổi) và BMI/tuổi (cho tất cả trẻ) thì đa số các trẻ có tình trạng dinh dưỡng bình thường. Tính chung ở cả 3 quận huyện thì trẻ thừa cân (1102 trẻ chiếm tỷ lệ 7,5% tổng số trẻ) nhiều hơn so với số trẻ béo phì (679 trẻ chiếm 4,6% tổng số trẻ). Nhóm tuổi từa 60 đến 72 tháng có tỷ lệ thừa cân béo phì cao nhất và lần lượt là 16,0% và 12,5%. Trẻ ở nhóm tuổi 48-59,9 tháng có nguy cơ TC, BP cao gấp 1,62 lần so với trẻ từ 24-35,9 tháng. Đặc biệt, trẻ ở nhóm tuổi trên 60 tháng có nguy cơ TC, BP cao gấp 5,95 lần so với trẻ nhóm tuổi 2-3 tuổi. Trẻ nam có nguy cơ TC, BP cao gấp 1,69 lần so với trẻ nữ (95% CI:1,53-1,88). Trẻ ở quận Hoàng Mai có nguy cơ TC, BP cao hơn 1,63 lần và trẻ ở quận Hoàn Kiếm có nguy cơ cao hơn 2,09 lần so với trẻ sinh sống ở huyện Đông Anh (p<0,01). Kết luận: Tỷ lệ thừa cân, béo phì tính theo Z-score BMI ở tất cả 14.720 trẻ mầm non Hà Nội tương đối cao (12,16%). Tỷ lệ thừa cân, béo phì tính theo Z-score cân nặng/chiều cao ở 11.855 trẻ dưới 60 tháng tuổi ở Hà Nội là 7,67%.
Chi tiết bài viết
Tài liệu tham khảo
2. Kelly T, Yang W, Chen CS, Reynolds K, He J. Global burden of obesity in 2005 and projections to 2030. Int J Obes (Lond). 2008/09//undefined 2008;32(9): 1431-7. doi:10.1038/ijo.2008.10210. 1038/ijo.2008.102.
3. Gill T. Epidemiology and health impact of obesity: an Asia Pacific perspective. Asia Pac J Clin Nutr. 2006 2006;15 Suppl:3-14.
4. Nguyễn Quang D, Nguyễn L. Tình trạng béo phì ở học sinh tiểu học 9-11 tuổi và các yếu tố liên quan tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Dinh dưỡng và thực phẩm. 2008 2008;4(1):39047.
5. World Health Organization. WHO Multicentre Growth Reference Study Group. WHO Child Growth Standards: Length/height-for-age, weight-for-age, weight-for-length, weight-for-height and body mass index-for-age: Methods and development. https://www.who.int/childgrowth/ standards/technical_report/en/
6. Lê Thị Tuyết, Nguyễn Thị Trung Thu, Ngô Thị Thu H, Nguyễn Thị Lan Hương, Lê Thị Thuỳ Dung, Đỗ Nam Khánh. Gánh nặng kép dinh dưỡng và ảnh hưởng của thói quen ăn uống đến tình trạng dinh dưỡng ở trẻ mầm non xã Nam Hồng, Đông Anh, Hà Nội, năm 2018. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Y Dược. 2019 2019;35(2):68-77.
7. Nguyễn Thị Trung Thu, Lê Thị Tuyết. Đặc điểm nhân trắc và tình trạng dinh dưỡng của trẻ từ 24 đến 59 tháng tuổi ở Hà Nội, Thanh Hóa, Phú Thọ năm 2018. Tạp chí Khoa học - Đại học Sư phạm Hà Nội. 2018;3:150-157.
8. UNICEF. Malnutrition prevalence remains alarming: stunting is declining too slowly while wasting still impacts the lives of far too many young children. Accessed 5/2020, https://data. unicef.org/topic/nutrition/malnutrition/