NHU CẦU SỬ DỤNG DỊCH VỤ CHĂM SÓC TẠI NHÀ VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƯỜI CAO TUỔI TẠI QUẬN SƠN TRÀ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Nguyễn Thị Hà 1, Nguyễn Tấn Dũng 2,
1 Đại học Đà Nẵng
2 Bệnh viện C Đà Nẵng

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Tìm hiểu nhu cầu sử dụng dịch vụ chăm sóc tại nhà và các yếu tố liên quan ở người cao tuổi tại quận Sơn Trà, Đà Nẵng năm 2022. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang thực hiện ở 236 người cao tuổi, tại Đà Nẵng từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2022. Kết quả: Có 73,3% đối tượng có nhu cầu chăm sóc tại nhà và không có nhu cầu chiếm 26,7%. Loại nhu cầu cao nhất bao gồm: Vận chuyển cấp cứu (63,1%), bác sĩ đến nhà trong trường hợp cấp cứu hoặc có nhu cầu khám chữa bệnh (62,7%), khám sức khỏe định kỳ (59,7%). tiếp theo, kết nối với các bác sĩ của các phòng khám, bệnh viện tuyến trên thông qua hệ thống y tế từ xa để cùng thăm khám, hội chẩn, điều trị tại nhà (50,4%). Tư vấn về chế độ dinh dưỡng, sử dụng thuốc, thực phẩm chức năng phù hợp (50,0%). Thấp nhất ở các loại nhu cầu: tư vấn, giới thiệu đến các bệnh viện, khu nghỉ dưỡng, dưỡng lão thích hợp khi có nhu cầu (44,5%), tập vật lý trị liệu, PHCN, bó bột (43,2%), tư vấn tâm lý (42,8%). Nhu cầu lựa chọn NVYT của đối tượng nghiên cứu là TTYT quận/huyện (45,3%), TYT địa phương (24,6%), bác sĩ y học gia đình (18,6%). Nữ giới có  cho nhu cầu tìm hiểu nhu cầu sử dụng dịch vụ chăm sóc tại nhà cao hơn. Kết luận: Nhu cầu sử dụng dịch vụ chăm sóc tại nhà của người cao tuổi là khá cao. Do đó, cần phải đầu tư và phát triển hệ thống dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà, đặc biệt là đáp ứng nhu cầu cao nhất như bác sĩ đến nhà trong trường hợp cấp cứu hoặc khám chữa bệnh

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Tổng cục thống kê. Già hóa dân số và người cao tuổi ở Việt Nam: Hà Nội; 2021.
2. Rechel B, Grundy E, Robine J-M, Cylus J, Mackenbach JP, Knai C, et al. Ageing in the European union. The Lancet. 2013; 381 (9874): 1312-22.
3. WHO. Tuổi già và sức khoẻ ở Việt Nam 2022 [Available from: https://www.who.int/ vietnam/vi/ health-topics/ageing-and-health.
4. Castro APRd, et al. Promoting health among the elderly: actions in primary health care. Revista Brasileira de Geriatria e Gerontologia. 2018;21: 155-63.
5. Bakerjian D. Home Health Care. Debra Bakerjian. 2022.
6. Võ Văn Thắng và cộng sự. Đánh giá tình trạng và nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Tạp chí Y học Việt Nam. 2021;498(2).
7. WHO. The growing need for home health care for the elderly: home health care for the elderly as an integral part of primary health care services. 2015.
8. Hoàng Trung Kiên. Nghiên cứu nhu cầu, đáp ứng dịch vụ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi và thử nghiệm mô hình can thiệp cộng đồng tại huyện Đông Anh, Hà Nội: Luận án tiến sĩ y học, Chuyên ngành Y tế công cộng/Hoàng Trung Kiên. 2015.
9. Van Houtven CH, Konetzka RT, Taggert E, Coe NB. Informal and formal home care for older adults with disabilities increased, 2004–16: study examines changes in the rates of informal home care use among older adults with disabilities 2004 to 2016. Health Affairs. 2020;39(8):1297-301.