PHÂN TÍCH VIỆC BÁO CÁO KẾT QUẢ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN THỰC HÀNH TỐT CƠ SỞ BÁN LẺ THUỐC (GPP) TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2020-2022

Đỗ Xuân Thắng 1,, Vũ Thị Quỳnh Mai 1, Ngô Trúc Tâm 1, Trịnh Kim Chi 1, Nguyễn Huy Ngọc 2
1 Trường Đại học Dược Hà Nội
2 Cục Quản lý Dược – Bộ Y tế

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Việc giám sát thực hiện Thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc - Good Pharmacy Practice (GPP) của cơ quan quản lý Dược trên toàn quốc đóng vai trò quan trọng trong đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng và cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ tốt cho người dân. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm phân tích việc thực hiện báo cáo việc cấp Giấy chứng nhận GPP của các Sở Y tế trên phạm vi cả nước dựa trên thông tư 02/2018/TT-BYT. Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện dựa trên nguồn dữ liệu lấy từ Phần mềm quản lý dữ liệu Hành nghề và Kinh doanh Dược (theo Công văn 14028/QLD – KD), Hệ thống quản lý và điều hành văn bản điện tử – Bộ Y tế (theo Công văn 8027/QLD – KD) và Cổng thông tin điện tử của Sở Y tế. Theo kết quả việc thực hiện theo Công văn 14028/QLD – KD, số lượng cơ sở đáp ứng GPP được báo cáo từ năm 2020 – 2022 lần lượt là 7033, 3989, 2012 cơ sở. Các Sở Y tế thực hiện báo cáo theo Công văn 8027/QLD – KD chưa đầy đủ, 20 tỉnh/TP không có dữ liệu báo cáo về việc cấp Giấy chứng nhận GPP. Số lượng cơ sở đáp ứng GPP vào năm 2021 được các Sở Y tế báo cáo theo Công văn 14028/QKD – KD có sự khác biệt lớn với số liệu được báo cáo theo Công văn 8027/QLD – KD. Tất cả các Sở Y tế đều không công bố đầy đủ thông tin về các cơ sở đáp ứng GPP trên Cổng thông tin điện tử của Sở trong 3 năm 2020 – 2022. Kết quả nghiên cứu đã cung cấp thông tin quý báu giúp cho cơ quan chức năng tổ chức quản lý việc báo cáo cấp phép GPP được thực hiện đầy đủ và tốt hơn. 

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. World Health Organization (2011), Joint FIP/WHO guidelines on good pharmacy practice: standards for quality of pharmacy services.
2. Bộ Y tế (2018), "Thông tư số 02/2018/TT-BYT quy định về thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc".
3. Cục Quản lý Dược (2018), "Báo cáo Tình hình thị trường Dược phẩm".
4. Cục Quản lý Dược (2019), "Công văn số 14028/QLD-KD về việc triển khai thí điểm công cụ xây dựng hệ thống dữ liệu quốc gia về GCN ĐĐKKDD và CCHND ngày 19/8/2019".
5. FIP (1993), "Standards for Quality of Pharmacy Services (Good Pharmacy Practice)".
6. Cục Quản lý Dược (2019), "Công văn 8027/QLD-KD về việc báo cáo việc thực hiện Thủ tục hành chính về lĩnh vực Dược năm 2021 ngày 14/4/2022".
7. Cục Quản lý Dược (2019), "Công văn 19856/QLD – KD ngày 26/11/2019 về việc "Triển khai thí điểm công cụ xây dựng hệ thống dữ liệu quốc gia về GCN ĐĐKKĐ và CCHND".
8. Thủ tướng chính phủ (2020), “Chỉ thị về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19”.
9. Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh (2021), "Thông báo số 6696/TB - SYT về việc gia hạn giá trị hiệu lực Giấy chứng nhận Thực hành tốt (GPs) của các cơ sở bán buôn, bán lẻ đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh DượcSở Y tế tỉnh Kon Tum (2021), "Thông báo số 2939/TB - SYT ngày 04/7/2021 về "Quy định tạm thời về cấp mới Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh Dược trên địa bàn tỉnh Kon Tum".