KẾT QUẢ CHĂM SÓC TRẺ ĐẺ NON BẰNG PHƯƠNG PHÁP KANGAROO TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG NĂM 2023

Nguyễn Thị Phương Ly 1,2, Nguyễn Thị Quỳnh Nga2,3,
1 Trường Đại Học Thăng Long
2 Bệnh viện Nhi Trung ương
3 Trường Đại Học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đẻ non là một vấn đề thường gặp có ảnh hưởng lớn đến khả năng sống, phát triển thể chất tâm thần và tình trạng sức khỏe lâu dài của trẻ. Chăm sóc trẻ đẻ non bằng phương pháp Kangaroo (Kangaroo Mother Care- KMC) là một biện pháp can thiệp hiệu quả, chi phí thấp, dễ thực hiện, nhưng mang lại nhiều lợi ích cho cả bà mẹ và trẻ sơ sinh. Mục tiêu: Mô tả đặc điểm và kết quả chăm sóc trẻ đẻ non bằng phương pháp Kangaroo tại Bệnh Viện Nhi Trung ương năm 2023 và phân tích một số yếu tố liên quan đến kết quả chăm sóc trẻ sơ sinh đẻ non. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Trẻ sơ sinh đẻ non nhập viện tại Trung tâm Sơ sinh Bệnh viện Nhi Trung ương, được chăm sóc bằng phương pháp KMC từ 03/2023 đến 08/2023. Các dấu hiệu lâm sàng và kết quả điều trị được thu thập và phân tích. Kết quả: Có 102 trẻ sơ sinh đủ điều kiện được đưa vào nghiên cứu. Thời gian KMC trung bình 15,62 ± 10,28 ngày, thời gian da kề da ≥ 20 giờ/ngày (92,2%), 96,1% đạt kết quả chăm sóc KMC tốt. Quá trình KMC giúp trẻ đẻ non ổn định thân nhiệt, cải thiện cân nặng, chiều dài, vòng đầu, tình trạng bú kém, nôn trớ, thở nhanh, tim nhanh. Các yếu tố ảnh hưởng tới kết quả KMC bao gồm chế độ ăn sữa mẹ hoàn toàn, thời gian da kề da ≥ 20 giờ/ngày và mức độ thành thạo của người chăm sóc. Kết luận: KMC là phương pháp mang lại nhiều lợi ích, đặc biệt cho trẻ đẻ non. Vì vậy cần nâng cao hiểu biết và kỹ năng thực hiện KMC cho cả nhân viên y tế cũng như người chăm sóc trong thực hành lâm sàng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Abdulghani, N., Edvardsson, K, Amir, L. H. (2018). Worldwide prevalence of mother-infant skin-to-skin contact after vaginal birth: A systematic review. PloS one, 13(10), e0205696. https://doi.org/10.1371/journal.pone.0205696.
2. Nguyễn Thị Lam Hồng (2019). Chăm sóc trẻ bằng phương pháp Kangaroo mang lại nhiều lợi ích. Tài liệu tập huấn, giáo dục sức khỏe của Khoa Hồi sức cấp cứu sơ sinh. Bệnh viện Nhi Trung ương. Hà Nội, 5/2019.
3. Ayele, E., Tasew, H., Mariye, T, et al. (2023). Magnitude of kangaroo mother care practice and its associated factors in Tigray region, northern Ethiopia, 2019: cross-sectional study design. The Pan African medical journal, 44, 5. https://doi. org/10.11604/pamj.2023.44.5.29894.
4. Đặng Thị Mỹ Tánh, Lương Thị Ánh Thùy (2015), “Đánh giá hiệu quả chăm sóc trẻ sinh non nhẹ cân bằng phương pháp Căng - Gu - Ru tại khoa Sơ sinh, bệnh viện Nhi Đồng 2. Tạp chí Điều dưỡng Việt Nam. 8, tr. 9-16, năm 2015.
5. Nguyễn Hồng Như Phượng (2018). Đánh giá kết quả chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ non tháng, nhẹ cân bằng phương pháp Kangaroo tại khoa Sơ sinh bệnh viện Phụ sản thành phố Cần Thơ từ tháng 1/2017 - 10/2017. Báo cáo kết quả đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, Bệnh viện Phụ sản Thành phố Cần Thơ năm 2017.
6. Dawar R, Nangia S, Thukral A, et al. Factors Impacting Practice of Home Kangaroo Mother Care with Low Birth Weight Infants Following Hospital Discharge. J Trop Pediatr. 2019;65(6): 561-568. doi:10.1093/tropej/fmz007.
7. Linnér A, Lode Kolz K, Klemming S, et al. Immediate skin-to-skin contact may have beneficial effects on the cardiorespiratory stabilisation in very preterm infants. Acta Paediatr. 2022;111(8):1507-1514. doi:10.1111/ apa.16371.
8. Mathias CT, Mianda S, Ohdihambo JN, et al. Facilitating factors and barriers to kangaroo mother care utilisation in low- and middle-income countries: A scoping review. Afr J Prim Health Care Fam Med. 2021 Aug 23;13(1):e1-e15. doi: 10.4102/phcfm.v13i1.2856.