ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ GIẢM ĐAU, SƯNG, KHÍT HÀM CỦA LASER DIODE CÔNG SUẤT THẤP SAU PHẪU THUẬT NHỔ RĂNG KHÔN HÀM DƯỚI MỌC LỆCH NGẦM TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT NAM CU BA
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả giảm đau, sưng, khít hàm sử dụng laser diode công suất thấp sau phẫu thuật nhổ răng khôn hàm dưới mọc lệch ngầm tại bệnh viện Việt Nam Cu Ba. Đối tượng và phương pháp: Đối tượng trong nghiên cứu gồm 100 bệnh nhân có nhu cầu và chỉ định nhổ răng khôn hàm dưới mọc lệch ngầm đến khám và điều trị tại khoa Răng miệng, Bệnh viện Việt Nam Cu Ba từ tháng 09/2022 đến tháng 06/2023. Bệnh nhân nghiên cứu được chia thành 2 nhóm có chiếu laser và không chiếu laser sau phẫu thuật răng khôn hàm dưới mọc lệch ngầm. Đánh giá mức độ sưng, đau, khít hàm giữa 2 nhóm. Kết quả: Điểm đau trung bình theo VAS cao nhất được ghi nhận sau phẫu thuật 4 giờ, ở nhóm có chiếu và không chiếu laser là 2,44 ± 1,41 và 5,62 ± 1,67. Điểm đau trung bình giữa nhóm có chiếu laser thấp hơn so với nhóm không chiếu laser các thời điểm sau phẫu thuật, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,001. Ở ngày thứ 7, nhóm không chiếu laser vẫn còn đau trong khi nhóm có chiếu laser đã hết đau. Số viên thuốc giảm đau trung bình phải sử dụng ở nhóm bệnh nhân không chiếu laser (3,12 ± 1,58 viên) cao hơn so với nhóm bệnh nhân chiếu laser (0,59 ± 1,85 viên). Mức độ sưng theo chiều dọc và chiều ngang ở nhóm bệnh nhân phẫu thuật có chiếu laser thấp hơn so với nhóm không sử dụng ở ngày thứ 1 và thứ 2 sau phẫu thuật (p<0,05). Mức độ há miệng ở nhóm bệnh nhân phẫu thuật có chiếu laser tốt hơn ở nhóm không chiếu laser ở ngày thứ và thứ 2 sau phẫu thuật. Kết luận: Việc sử dụng laser diode có tác dụng làm giảm đau, giảm sưng nề, giảm mức độ khít hàm sau mổ ở những bệnh nhân răng khôn hàm dưới mọc lệch.
Chi tiết bài viết
Tài liệu tham khảo
2. Khalighi SA, Maleki D, Zare H, et al. (2020). Is Low-Level Laser Therapy Effective for Complications of Mandibular Third Molar Surgery? A Literature Review. International Journal of Scientific Research in Dental and Medical Sciences, 2(3): 72-80.
3. Nguyễn Thị Mai Hương (2018). Đánh giá kết quả phẫu thuật nhổ răng khôn hàm dưới lệch ngầm có sử dụng laser công suất thấp. Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế, 6(8): 130-137.
4. Cung Văn Vinh, Nguyễn Thị Kim Phượng, Nguyễn Thị Thanh Nhàn, (2019). Hiệu quả điều trị laserdiode hỗ trợ trong kiểm soát sưng, đau và khít hàm sau phẫu thuật nhổ răng khôn hàm dưới lệch ngầm.
5. Nguyễn Thị Kim Chi, Trương Nhựt Khuê, Lê Trần Diễm Trinh, và cộng sự (2022). Đánh giá kết quả phẫu thuật nhổ răng khôn dưới có sử dụng laser công suất thấp tại bệnh viện trường đại học y dược Cần Thơ năm 2020-2022. Tạp chị Y Dược Cần Thơ, 49: 69-75.
6. Đoàn Mỹ Chi, Nguyễn Thị Bích Lý (2015). hiệu quả của Laser công suất thấp trong giảm đau, sưng và khít hàm sau phẫu thuật nhổ răng khôn hàm dưới lệch. Tạp chí Y Học TP. Hồ Chí Minh, 19(2): 254-260.
7. de Oliveira FJD, Brasil GMLC, Soares GPA, et al. (2021). Use of low-level laser therapy to reduce postoperative pain, edema, and trismus following third molar surgery: A systematic review and meta-analysis. Journal of Cranio-Maxillofacial Surgery, 49(11): 1088-96.
8. Momeni E, Kazemi F, Sanaei-Rad P (2022). Extraoral low-level laser therapy can decrease pain but not edema and trismus after surgical extraction of impacted mandibular third molars: a randomized, placebo-controlled clinical trial. BMC Oral Health, 22(1): 417.