ĐẶC ĐIỂM CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG TRÊN BỆNH NHÂN PARKINSON

Trần Viết Lực 1,2,, Nguyễn Xuân Thanh 1,2, Vũ Thị Thanh Huyền 1,2
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Lão khoa Trung Ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: mô tả đặc điểm chất lượng cuộc sống trên bệnh nhân Parkinson tại bệnh viện Lão khoa Trung ương. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 133 người bệnh được chẩn đoán Parkinson khám và điều trị tại bệnh viện Lão khoa Trung ương. Đối tượng nghiên cứu được chẩn đoán Parkinson theo tiêu chuẩn chẩn đoán ngân hàng não của hiệp hội bệnh Parkinson ở Vương quốc Anh. Chất lượng cuộc sống được đánh giá theo thang điểm PHQ8. Kết quả: tuổi trung bình là 67,87 ± 5,95 (năm). Điểm chất lượng cuộc sống trung bình theo thang PDQ – 8 là 9,83 ± 4,63. Trong đó, khó khăn trong di chuyển có điểm số cao nhất (2,14 ± 1,19), tiếp theo là khó khăn trong việc mặc quần áo (1,61 ± 0,98). Những phần có điểm chất lượng cuộc sống thấp nhất là gặp vấn đề trong các mối quan hệ thân thiết (0,48 ± 0,75) và không thể giao tiếp thoải mái với mọi người (0,77 ± 0,95). Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân Parkinson thấp hơn có ý nghĩa thống kê ở nhóm có các triệu chứng vận động như giảm vận động, đơ cứng, bệnh ở giai đoạn càng muộn có liên quan với giảm chất lượng cuộc sống. Kết luận: Điểm chất lượng cuộc sống trên bệnh nhân Parkinson trong nghiên cứu ở mức trung bình. Chất lượng cuộc sống thấp trên nhóm bệnh nhân có giảm vận động, đơ cứng, giai đoạn bệnh muộn. Cần có các biện pháp can thiệp nhằm nâng cao hơn chất lượng cuộc sống trên bệnh Parkinson như cải thiện các triệu vận động, tập phục hồi chức năng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. DeMaagd G, Philip A. Parkinson’s Disease and Its Management: Part 1: Disease Entity, Risk Factors, Pathophysiology, Clinical Presentation, and Diagnosis. P T. 2015;40(8):504-532.
2. Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019: Già hoá dân số và người cao tuổi ở Việt Nam. tổng cục thống kê, UNFPA Viet Nam. Published online 2019.
3. Nguyễn Thúy L. Đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân Parkinson bằng thang điểm SF-36, PDQ-39. Thesis. ĐHY; 2020. Accessed May 6, 2023. http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/ 1178
4. Gibb WR, Lees AJ. The relevance of the Lewy body to the pathogenesis of idiopathic Parkinson’s disease. J Neurol Neurosurg Psychiatry. 1988;51(6):745-752. doi:10.1136/jnnp.51.6.745
5. InterRAI | Improving Health Care Across The Globe. interRAI. Accessed February 25, 2023. https://interrai.org/
6. Park HJ, Sohng KY, Kim S. Validation of the Korean version of the 39-Item Parkinson’s Disease Questionnaire (PDQ-39). Asian Nurs Res (Korean Soc Nurs Sci). 2014; 8(1):67-74. doi:10.1016/ j.anr.2014.02.004
7. Nguyễn Thúy L. Đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân Parkinson bằng thang điểm SF-36, PDQ-39. Thesis. ĐHY; 2020. Accessed May 6, 2023. http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/ 1178
8. Jin X, Wang L, Liu S, Zhu L, Loprinzi PD, Fan X. The Impact of Mind-body Exercises on Motor Function, Depressive Symptoms, and Quality of Life in Parkinson’s Disease: A Systematic Review and Meta-analysis. Int J Environ Res Public Health. 2019; 17(1):31. doi: 10.3390/ ijerph17010031