LIÊN QUAN GIỮA NỒNG ĐỘ CYTOKINE HUYẾT THANH VỚI ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG Ở BỆNH NHÂN HEN PHẾ QUẢN CÓ ĐỢT CẤP THƯỜNG XUYÊN

Phạm Đắc Thế1,, Nguyễn Huy Lực 2, Đào Ngọc Bằng 2, Tạ Bá Thắng 2
1 Bệnh viện đa khoa quốc tế Hải Phòng
2 Bệnh viện Quân y 103, Học viện Quân y

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá mối liên quan giữa nồng độ cytokine huyết thanh với đặc điểm lâm sàng ở bệnh nhân hen phế quản (HPQ) có đợt cấp thường xuyên. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả, tiến cứu, theo dõi dọc trên 60 bệnh nhân HPQ có đợt cấp thường xuyên theo tiêu chuẩn GINA (2019) và 60 bệnh nhân HPQ ít đợt cấp, điều trị ngoại trú tại Phòng quản lý bệnh hen phế quản - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Hải Phòng từ tháng 1/2020 đến tháng 5/2023. Các bệnh nhân được khám lâm sàng, chụp Xquang ngực, đo chức năng phổi, đánh giá các dấu ấn viêm và nồng độ cytokine trong huyết thanh tại thời điểm nghiên cứu. Kết quả: Nhóm HPQ đợt cấp thường xuyên, nồng độ trung bình IL-4 và IL-13 trong huyết thanh cao hơn so với nhóm HPQ ít đợt cấp (21,10 so với 16,48 pg/ml và 9,93 so với 3,95 pg/ml). Nồng độ trung bình IL-4 trong huyết thanh ở nhóm HPQ đợt cấp thường xuyên có tiền sử dị ứng cao hơn so với nhóm bệnh nhân không có tiền sử dị ứng (22,96 so với 18,27 pg/ml). Không có sự khác biệt có ý nghĩa về nồng độ trung bình các cytokine trong huyết thanh ở bệnh nhân hen phế quản có đợt cấp thường xuyên theo đặc điểm khởi phát, tình trạng BMI và tình trạng kiểm soát hen phế quản. Kết luận: Có mối liên quan giữa nồng độ cytokine huyết thanh và tiền sử dị ứng ở bệnh nhân hen phế quản có đợt cấp thường xuyên.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1.GINA-2019-main-Pocket-Guide wms.pdf..
2. Bộ Y Tế (2020). Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị hen phế quản người lớn và trẻ em ≥ 12 tuổi. Số 1851/QQĐ-BYT, ngày 24 tháng 4 năm 2020.
3. Peters M.C., Mauger D., Ross K.R., et al. (2020). Evidence for Exacerbation-Prone Asthma and Predictive Biomarkers of Exacerbation Frequency. Am J Respir Crit Care Med, 202(7), 973–982.
4. Castro M., Corren J., Pavord I.D., et al. (2018). Dupilumab Efficacy and Safety in Moderate-to-Severe Uncontrolled Asthma. N Engl J Med, 378(26), 2486–2496.
5. Domvri K., Porpodis K., Tzimagiorgis G., et al. (2019). Th2/Th17 cytokine profile in phenotyped Greek asthmatics and relationship to biomarkers of inflammation. Respiratory Medicine, 151, 102–110.
6. Tahseen R., Parvez M., Kumar G., et al. (2022). Prognostic Importance of Th1:Th2 (IL-1β/IL-10) Cytokine Ratio in Adult Onset-Bronchial Asthma. 176–187.
7. Zedan M.M.E., Zedan M.M., El-Said A.M. (2021). Evaluation of serum levels of interleukin-10 and transforming growth factor-β1 among Egyptian children with wheezy asthma phenotype. The Egyptian Journal of Chest Disease and Tuberculosis; 70: 208 - 215.
8. Hosoki K., Ying S., Corrigan C., et al. (2015). Analysis of a Panel of 48 Cytokines in BAL Fluids Specifically Identifies IL-8 Levels as the Only Cytokine that Distinguishes Controlled Asthma from Uncontrolled Asthma, and Correlates Inversely with FEV1. PLoS ONE, 10(5), e0126035.