KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN UNG THƯ BUỒNG TRỨNG GIAI ĐOẠN IIIC – IV BẰNG PHÁC ĐỒ PHỐI HỢP PHẪU THUẬT, HÓA CHẤT TIỀN PHẪU, HÓA CHẤT HẬU PHẪU TẠI BỆNH VIỆN K

Đặng Tiến Giang 1,, Khúc Chí Hiếu 1, Phan Ngọc Huyền 1, Lại Thị Thanh Hà2
1 Bệnh viện K
2 Bệnh viện Ung Bướu Thanh Hóa

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá tỉ lệ đáp ứng trên mô bệnh học, thời gian sống thêm toàn bộ và một số yếu tố ảnh hưởng trên bệnh nhân ung thư biểu mô buồng trứng (UTBMBT) được điều trị bằng phác đồ phối hợp phẫu thuật, hóa trị tiền phẫu, hóa trị hậu phẫu tại bệnh viện K. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả hồi cứu kết hợp tiến cứu trên 58 bệnh nhân chẩn đoán xác định UTBMBT giai đoạn IIIC, IV được điều trị phối hợp hóa chất tiền phẫu, phẫu thuật, hóa chất hậu phẫu tại bệnh viện K từ tháng 9/2019 đến tháng 10/2023. Kết quả: Thời gian sống thêm toàn bộ của quần thể bệnh nhân nghiên cứu 34 tháng (CI 95% 29,3-38,7 tháng). Trong đó thời gian sống thêm toàn bộ của nhóm được điều trị hóa chất đơn thuần 32 tháng, thời gian sống thêm nhóm hóa chất kết hợp bevacizumab 31 tháng (p=0.65). Trung vị thời gian sống thêm toàn bộ của nhóm bệnh nhân giai đoạn IIIC là 31 tháng, của nhóm giai đoạn IV là 30 tháng. Nhóm bệnh nhân đạt pCR chưa có bệnh nhân nào tử vong trong thời gian theo dõi. Kết luận: Phác đồ phẫu thuật phối hợp hóa chất tiền phẫu, hóa chất hậu phẫu mang lại hiệu quả tốt trong điều trị bệnh nhân UTBMBT giai đoạn IIIC, IV.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Sung H, Ferlay J, Siegel RL, Laversanne M, Soerjomataram I, Jemal A, Bray F (2021) Global Cancer Statistics 2020: GLOBOCAN Estimates of Incidence and Mortality Worldwide for 36 Cancers in 185 Countries. CA Cancer J Clin 71:209–249
2. Nguyễn Thị Thanh Loan, Lê Thanh Đức, Hàn Thị Thanh Bình (2023). Đánh giá kết quả hóa trị tân bổ trợ phác đồ paclitaxel carboplatin trong ung thư buồng trứng giai đoạn III-IV tại bệnh viện K. Tạp Chí Học Việt Nam 530:166–170
3. Vergote I, Tropé CG, Amant F, et al (2010) Neoadjuvant chemotherapy or primary surgery in stage IIIC or IV ovarian cancer. N Engl J Med 363:943–953
4. Tewari D, Java JJ, Salani R, Armstrong DK, Markman M, Herzog T, Monk BJ, Chan JK (2015) Long-term survival advantage and prognostic factors associated with intraperitoneal chemotherapy treatment in advanced ovarian cancer: a gynecologic oncology group study. J Clin Oncol Off J Am Soc Clin Oncol 33:1460–1466
5. Prescott LS, Vergote I, Sun CC, Bodurka DC, Coleman RL (2023) Transfusion use and effect on progression-free, overall survival, and quality of life in upfront treatment of advanced epithelial ovarian cancer: evaluation of the European Organization for Research and Treatment EORTC-55971 Cohort. Int J Gynecol Cancer Off J Int Gynecol Cancer Soc 33:1–9
6. Ivantsov AO (2018) Pathological response of ovarian cancer to neoadjuvant chemotherapy. Chin Clin Oncol 7:59–59
7. van Driel WJ, Koole SN, Sikorska K, et al (2018) Hyperthermic Intraperitoneal Chemotherapy in Ovarian Cancer. N Engl J Med 378:230–240
8. Fagotti A, Ferrandina MG, Vizzielli G, et al (2020) Randomized trial of primary debulking surgery versus neoadjuvant chemotherapy for advanced epithelial ovarian cancer (SCORPION-NCT01461850). Int J Gynecol Cancer Off J Int Gynecol Cancer Soc 30:1657–1664