KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ SỎI NIỆU QUẢN 1/3 TRÊN BẰNG NỘI SOI NGƯỢC DÒNG TÁN SỎI TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH BẮC NINH

Nguyễn Viết Doanh 1,, Nguyễn Công Bình 2
1 Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc ninh
2 Trường Đại học y Dược Thái nguyên

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đối tượng – phương pháp nghiên cứu: 128 trường hợp nội soi ngược dòng tán sỏi niệu quản 1/3 trên bằng laser Hol: YAG tại bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc ninh. Kết quả: 82 bệnh nhân nam và 46 bệnh nhân nữ tuổi trung bình 51,6 ± 10,9 (từ 24 đến 78 tuổi). Sỏi niệu quản bên phải chiếm 27,3%, bên trái 63,3% và sỏi niệu quản 2 bên 9,4%. Chiều dài trung bình của sỏi là 10,8 ± 2,5 mm (nhỏ nhất 5mm; lớn nhất 15mm); chiều ngang trung bình của sỏi là 7,2 ± 2,3 mm (nhỏ nhất 3mm; lớn nhất 14mm). 71,8% sỏi nằm ở vị trí mỏm ngang đốt sống thắt lưng ngang L2, L3 và 87,5% trường hợp sỏi gây ứ nước thận độ 1 đến 2, 78,1% là sỏi cản quang. Bệnh nhân chủ yếu có 1 viên sỏi chiếm 94,5%.  Tỉ lệ tiếp cận được sỏi 93,7 % và tán sỏi thành công là 92,2%. Thời gian mổ trung bình 31,25 ± 7,9 phút (thay đổi từ 15 – 62 phút). Tỉ lệ sạch sỏi khi xuất viện là 92,2%. Số ngày nằm viện trung bình là 3,5 ± 1,1 ngày. Ở thời điểm 1 tháng sau mổ, 74,2% có hội chứng JJ, thời gian lưu sonde JJ trung bình 31,4 ngày. Phương pháp điều trị sau tán sỏi: Điều trị nội khoa với 7 TH nhiễm khuẩn tiết niệu và 2 TH suy thận, 2 TH nội soi tán sỏi lần 2, 2 TH mổ mở lấy sỏi niệu quản, 1 TH tạo hình niệu quản, 1 TH đặt JJ điều trị hẹp niệu quản. Tình trạng niệu quản bình thường chiếm 85,2%, sỏi không cản quang chiếm 21,9% có tỉ lệ tán sỏi thành công cao nhất. Kết luận: Nội soi ngược dòng tán sỏi niệu quản 1/3 trên bằng laser Hol: YAG có tỉ lệ thành công 92,2%, tỉ lệ sạch sỏi ở thời điểm một tháng sau phẫu thuật là 92,2%. Kết quả tán sỏi liên quan đến tình trạng niệu quản và độ cản quang của sỏi có ý nghĩa thống kê.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Hữu Thanh, Hoàng Long (2022), "Thực trạng nội soi ngược dòng tán sỏi niệu quản 1/3 trên tại Bệnh viện hữu nghị Việt Đức giai đoạn 2020-2021", TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM 1(518).
2. Nguyễn Văn Linh (2019), Kết quả tán sỏi niệu quản 1/3 trên nội soi ngược dòng bằng Holmium Laser và các yếu tố liên quan, Luận văn thạc sĩ y học, Đại học Y Hà nội.
3. Trần Xuân Quang (2017), Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi ngược dòng tán sỏi niệu quản 1/3 trên bằng Holmium laser tại Bệnh viện hữu nghị Việt đức Đại học Y Hà nội.
4. Trịnh Hoàng Giang (2021), Nghiên cứu kết quả điều trị sỏi niệu quản bằng phương pháp tán sỏi nội soi ngược dòng sử dụng Laser Hol: YAG, Luận văn tiến sĩ Y học, Đại học Y Hà nội.
5. Inoue, T., S. Okada, S. Hamamoto,M. Fujisawa (2021), "Retrograde intrarenal surgery: Past, present, and future", Investig Clin Urol, 62(2), tr. 121-135.
6. Segura, J. W., G. M. Preminger, D. G. Assimos, S. P. Dretler, R. I. Kahn, J. E. Lingeman,J. N. Macaluso, Jr. (1997), "Ureteral Stones Clinical Guidelines Panel summary report on the management of ureteral calculi. The American Urological Association", J Urol, 158(5), tr. 1915-21.
7. Zeng, G., O. Traxer, W. Zhong, P. Osther, M. S. Pearle, G. M. Preminger, G. Mazzon, C. Seitz, P. Geavlete, C. Fiori, K. R. Ghani, B. H. Chew, K. A. Git, F. C. Vicentini, A. Papatsoris, M. Brehmer, J. L. Martinez, J. Cheng, F. Cheng, X. Gao, N. Gadzhiev, A. Pietropaolo, S. Proietti, Z. Ye,K. Sarica (2023), "International Alliance of Urolithiasis guideline on retrograde intrarenal surgery", BJU Int, 131(2), tr. 153-164.
8. Zheng, J., Y. Wang, B. Chen, H. Wang, R. Liu, B. Duan, J. Xing (2020), "Risk factors for ureteroscopic lithotripsy: a case-control study and analysis of 385 cases of holmium laser ureterolithotripsy", Wideochir Inne Tech Maloinwazyjne, 15(1), tr. 185-191.
9. Kadihasanoglu, Mustafa, Ugur Yucetas, Mehmet Gokhan Culha, Erkan Erkan,Mahmut Gokhan %J J Coll Physicians Surg Pak Toktas (2017), "Effect of stone composition on the outcomes of semi-rigid ureteroscopy using holmium: yttrium-aluminum-garnet laser or pneumatic lithotripsy", 27(4), tr. 227-231.
10. Ordon, Michael, Sero Andonian, Brian Blew, Trevor Schuler, Ben Chew, Kenneth T %J Canadian Urological Association Journal Pace (2015), "CUA Guideline: Management of ureteral calculi", 9(11-12), tr. E837.