NGHIÊN CỨU CHỈ SỐ SỨC CĂNG DỌC THẤT TRÁI BẰNG SIÊU ÂM ĐÁNH DẤU MÔ CƠ TIM Ở BỆNH NHÂN MẮC BỆNH MẠCH VÀNH MẠN TÍNH
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá chỉ số sức căng dọc thất trái (Left ventricular global longitudinal strain - LVGLS) và mối liên quan với một số chỉ số siêu âm tim 2D ở người mắc bệnh mạch vành mạn tính. Đối tượng và phương pháp: 43 bệnh nhân bệnh mạch vành mạn tínhđã được chẩn đoán xác định bằng chụp mạch vành qua đường ống thông, sau đó được thực hiện siêu âm tim, phân tích kết quả đánh dấu mô bằng phần mềm QLAB version 9.0. Kết quả: Giá trị LVGLS trung bình của nhóm nghiên cứu là -15,69 ± 4,07%. Với mức hẹp mạch vành đáng kể (≥ 70%) được xác định bằng chụp mạch vành, giá trị cut-off của LVGLS = -17,95%, độ nhạy 85%, độ đặc hiệu 54,55% (p < 0,05); LVGLS có mối liên quan với giảm vận động vùng (p < 0,05) và có mối tương quan nghịchvới EF Simpson Biplane trên siêu âm tim 2D (r = -0.46, p < 0,05). Kết luận: Sức căng dọc thất trái trên siêu âm đánh dấu mô cơ tim giảm ở người mắc BMVMT, giá trị cut-off để tiên lượng hẹp mạch vành đáng kể là -17,95%, có mối liên quan với giảm vận động vùng và tương quan nghịch với phân suất tống máu EF Simpson Biplane trên siêu âm tim 2D.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Bệnh mạch vành mạn tính, Siêu âm đánh dấu mô cơ tim, chỉ số sức căng dọc thất trái
Tài liệu tham khảo
2. Bộ Y tế, Thực hành chẩn đoán và điều trị bệnh động mạch vành. 2020. p. Tr 54-55.
3. Phạm Văn Cuộc (2011), "Nghiên cứu đặc điểm hội chứng chuyển hóa ở bệnh nhân Bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính", Luận văn chuyên khoa cấp 2, Học viện Quân y.
4. Cameli M., et al. (2019), "More than 10 years of speckle tracking echocardiography: Still a novel technique or a definite tool for clinical practice?", Echocardiography, 36(5), 958-970.
5. Choi J. O., et al. (2009), "Longitudinal 2D strain at rest predicts the presence of left main and three vessel coronary artery disease in patients without regional wall motion abnormality", Eur J Echocardiogr, 10(5), 695-701.
6. Kalam K., Otahal P., Marwick T. H. (2014), "Prognostic implications of global LV dysfunction: a systematic review and meta-analysis of global longitudinal strain and ejection fraction", Heart, 100(21), 1673-80.
7. Medvedofsky D., et al. (2017), "Reproducibility and experience dependence of echocardiographic indices of left ventricular function: Side-by-side comparison of global longitudinal strain and ejection fraction", Echocardiography, 34(3), 365-370.
8. Pastore M. C., et al. (2021), "Speckle Tracking Echocardiography: Early Predictor of Diagnosis and Prognosis in Coronary Artery Disease", Biomed Res Int, 2021, 6685378.