TỈ LỆ TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY THỰC QUẢN TRÊN BỆNH NHÂN BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN

Lê Thị Kiều Hân 1, Trần Đức Sĩ1,, Nguyễn Như Vinh 2, Trần Văn Thi 1, Trần Thị Khánh Tường 1
1 Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
2 Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) là một bệnh lý đồng mắc thường gặp và có liên quan đến tăng nguy cơ đợt cấp ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD). Mục tiêu nghiên cứu nhằm xác định tỉ lệ GERD ở bệnh nhân COPD và xác định các yếu tố liên quan đến xuất hiện GERD ở bệnh nhân COPD. Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện trên 209 bệnh nhân COPD từ 40 tuổi trở lên điều trị ngoại trú tại phòng khám hô hấp bệnh viện Nguyễn Tri Phường từ tháng 02/2023 đến tháng 08/2023. Kết quả cho thấy tỉ lệ GERD ở bệnh nhân COPD là 32,50%. Bệnh nhân COPD  có GERD có tuổi trung bình cao hơn (67,50 so với 64,54; p = 0,018). Có 4 yếu tố độc lập liên quan xuất hiện GERD ở bệnh nhân COPD gồm tuổi, tiền căn viêm loét dạ dày, đồng mắc đái tháo đường và đợt cấp thường xuyên với OR lần lượt là 1,07; 7,56; 2,43 và 2,52. Để kết luận, GERD hiện diện ở gần 1/3 bệnh nhân COPD. Nhận biết sớm về GERD và các yếu tố liên quan xuất hiện GERD trên bệnh nhân COPD sẽ giúp nhà lâm sàng quản lý tốt hơn những bệnh nhân mắc cả hai bệnh lý này.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Chen JW, Vela MF, Peterson KA, Carlson DA. AGA Clinical Practice Update on the Diagnosis and Management of Extraesophageal Gastroeso-phageal Reflux Disease: Expert Review. Clin Gastroenterol Hepatol. Jun 2023;21(6):1414-1421 e3. doi:10.1016/j.cgh.2023.01.040.
2. Chen J, Yuan S, Fu T, et al. Gastrointestinal Consequences of Type 2 Diabetes Mellitus and Impaired Glycemic Homeostasis: A Mendelian Randomization Study. Diabetes Care. Apr 1 2023;46(4):828-835. doi:10.2337/dc22-1385.
3. Choi JY, Kim JW, Kim YH, et al. Clinical Characteristics of Non-Smoking Chronic Obstructive Pulmonary Disease Patients: Findings from the KOCOSS Cohort. COPD. 2022;19(1):174-181. doi:10.1080/15412555.2022.2053088.
4. Kang HH, Seo M, Lee J, Ha SY, Oh JH, Lee SH. Reflux esophagitis in patients with chronic obstructive pulmonary disease. Medicine (Baltimore). Aug 27 2021;100(34): e27091. doi: 10.1097/MD.0000000000027091
5. Lin YH, Tsai CL, Chien LN, Chiou HY, Jeng C. Newly diagnosed gastroesophageal reflux disease increased the risk of acute exacerbation of chronic obstructive pulmonary disease during the first year following diagnosis--a nationwide population-based cohort study. Int J Clin Pract. Mar 2015;69(3):350-7. doi:10.1111/ijcp.12501
6. Martinez CH, Okajima Y, Murray S, et al. Impact of self-reported gastroesophageal reflux disease in subjects from COPDGene cohort. Respir Res. Jun 3 2014;15:62. doi:10.1186/1465-9921-15-62.
7. Wang X, Wright Z, Wang J, Roy S, Fass R, Song G. Elucidating the Link: Chronic Obstructive Pulmonary Disease and the Complex Interplay of Gastroesophageal Reflux Disease and Reflux-Related Complications. Medicina (Kaunas). Jul 8 2023;59(7)doi:10.3390/medicina59071270.
8. Xie T, Cui X, Zheng H, Chen D, He L, Jiang B. Meta-analysis: eradication of Helicobacter pylori infection is associated with the development of endoscopic gastroesophageal reflux disease. Eur J Gastroenterol Hepatol. Oct 2013;25(10):1195-205. doi: 10.1097/ MEG.0b013e328363e2c7.