ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT U SỌ HẦU QUA ĐƯỜNG MỔ THÓP BÊN TRƯỚC

Lê Tường Kha1,, Nguyễn Kim Chung1, Trần Minh Huy1, Võ Thành Toàn2, Lê Bá Tùng2
1 Bệnh viện Chợ Rẫy
2 Bệnh viện Thống Nhất

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả phẫu thuật u sọ hầu qua đường mổ thóp bên trước. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:  Nghiên cứu hồi cứu mô tả hàng loạt ca các BN được chẩn đoán là u sọ hầu, được điều trị tại khoa Ngoại thần kinh bệnh viện Chợ Rẫy từ 01/2019 đến 06/2023, được phẫu thuật bằng đường mở sọ thóp bên trước và chúng tôi thu thập được 35 bệnh nhân thỏa mãn các điều kiện đã nêu. Kết quả: Trong 35 ca u sọ hầu được phẫu thuật qua đường mổ thóp bên trước, có 25,8% ca lấy toàn bộ u, 51,4% ca lấy ≥ 90% u. Chủ yếu tính chất u thường gặp là dạng hỗn hợp vừa có nang, vừa có mô đặc và kèm theo vôi hóa (80%). Phần lớn các ca sau phẫu thuật đều tỉnh táo GCS 14-15 điểm (74,3%). Biến chứng sau mổ có 6,4% ca động kinh, 2,9% ca yếu chi. Có 68,6% ca sau phẫu thuật ngày đầu có đái tháo nhạt. Trong đó ghi nhận có 35,3% là đái tháo nhạt vĩnh viễn, 29,4% đái tháo nhạt thoáng qua và 11,8% đái tháo nhạt ba pha. Về giải phẫu bệnh học, ghi nhận có 62,8% ca u sọ hầu dạng men bào, 34,3% ca u sọ hầu dạng nhú gai và 2,9% ca không phân loại được u. Trong 35 bệnh nhân u sọ hầu được phẫu thuật và điều trị, có 54,3% ca xuất viện với GOS5, 37,1% ca GOS4, 5,7% ca GOS2. Tỉ lệ tử vong sau điều trị là 8,6%. Tỉ lệ tái phát trong khi theo dõi và điều trị là 18%. Kết luận: Phẫu thuật u sọ hầu bằng đường mổ thóp bên trước không những có hiệu quả trong việc điều trị ngoại khoa u sọ hầu, mà còn góp phần đem lại tính thẩm mỹ và ít xâm lấn trong các phẫu thuật sọ não.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Webb KL, Pruter WW, Hinkle ML, Walsh MT. Comparing surgical approaches for craniopharyngioma resection among adults and children: a meta-analysis and systematic review. World Neurosurgery. 2023;
2. Trần Minh Thông. Khảo sát đặc điểm lâm sàng – giải phẫu bệnh 127 trường hợp u sọ hầu. Tạp chí Y học TPHồ Chí Minh. 2010;14 (2-2010):374 - 379.
3. Zamora RE, Grimm F, Adib SD, Bornemann A, Honegger J. Surgical Treatment of Craniopharyngiomas in Adults: Comparison between Primary Surgery and Surgery for Recurrence. Current Medical Science. 2022; 42(6):1119-1130.
4. Karavitaki N, Brufani C, Warner J, et al. Craniopharyngiomas in children and adults: systematic analysis of 121 cases with long‐term follow‐up. Clinical endocrinology. 2005;62(4):397-409.
5. Lopez-Serna R, Gómez-Amador JL, Barges-Coll J, et al. Treatment of craniopharyngioma in adults: systematic analysis of a 25-year experience. Archives of medical research. 2012;43(5):347-355.
6. Hofmann BM, Höllig A, Strauss C, Buslei R, Buchfelder M, Fahlbusch R. Results after treatment of craniopharyngiomas: further experiences with 73 patients since 1997. Journal of neurosurgery. 2012;116(2):373-384.
7. Zhao C, Chen Z, Xu N, et al. Comparative analysis on microsurgical removal of craniopharyngioma via lateral supraorbital approach and standard pterional approach. Chinese Neurosurgical Journal. 2018;4:1-8.
8. Zacharia BE, Bruce SS, Goldstein H, Malone HR, Neugut AI, Bruce JN. Incidence, treatment and survival of patients with craniopharyngioma in the surveillance, epidemiology and end results program. Neuro-oncology. 2012;14(8):1070-1078.
9. Puget S, Garnett M, Wray A, et al. Pediatric craniopharyngiomas: classification and treatment according to the degree of hypothalamic involvement. Journal of Neurosurgery: Pediatrics. 2007;106(1):3-12.
10. Zhao X, Yi X, Wang H, Zhao H. An analysis of related factors of surgical results for patients with craniopharyngiomas. Clinical neurology and neurosurgery. 2012;114(2):149-155.