ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT U SỌ HẦU QUA ĐƯỜNG MỔ THÓP BÊN TRƯỚC
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá kết quả phẫu thuật u sọ hầu qua đường mổ thóp bên trước. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu mô tả hàng loạt ca các BN được chẩn đoán là u sọ hầu, được điều trị tại khoa Ngoại thần kinh bệnh viện Chợ Rẫy từ 01/2019 đến 06/2023, được phẫu thuật bằng đường mở sọ thóp bên trước và chúng tôi thu thập được 35 bệnh nhân thỏa mãn các điều kiện đã nêu. Kết quả: Trong 35 ca u sọ hầu được phẫu thuật qua đường mổ thóp bên trước, có 25,8% ca lấy toàn bộ u, 51,4% ca lấy ≥ 90% u. Chủ yếu tính chất u thường gặp là dạng hỗn hợp vừa có nang, vừa có mô đặc và kèm theo vôi hóa (80%). Phần lớn các ca sau phẫu thuật đều tỉnh táo GCS 14-15 điểm (74,3%). Biến chứng sau mổ có 6,4% ca động kinh, 2,9% ca yếu chi. Có 68,6% ca sau phẫu thuật ngày đầu có đái tháo nhạt. Trong đó ghi nhận có 35,3% là đái tháo nhạt vĩnh viễn, 29,4% đái tháo nhạt thoáng qua và 11,8% đái tháo nhạt ba pha. Về giải phẫu bệnh học, ghi nhận có 62,8% ca u sọ hầu dạng men bào, 34,3% ca u sọ hầu dạng nhú gai và 2,9% ca không phân loại được u. Trong 35 bệnh nhân u sọ hầu được phẫu thuật và điều trị, có 54,3% ca xuất viện với GOS5, 37,1% ca GOS4, 5,7% ca GOS2. Tỉ lệ tử vong sau điều trị là 8,6%. Tỉ lệ tái phát trong khi theo dõi và điều trị là 18%. Kết luận: Phẫu thuật u sọ hầu bằng đường mổ thóp bên trước không những có hiệu quả trong việc điều trị ngoại khoa u sọ hầu, mà còn góp phần đem lại tính thẩm mỹ và ít xâm lấn trong các phẫu thuật sọ não.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
U sọ hầu (craniopharyngioma), xuất huyết não thất (IVH), giãn não thất (hydrocephalus), đái tháo nhạt (diabetes insipidus)
Tài liệu tham khảo
2. Trần Minh Thông. Khảo sát đặc điểm lâm sàng – giải phẫu bệnh 127 trường hợp u sọ hầu. Tạp chí Y học TPHồ Chí Minh. 2010;14 (2-2010):374 - 379.
3. Zamora RE, Grimm F, Adib SD, Bornemann A, Honegger J. Surgical Treatment of Craniopharyngiomas in Adults: Comparison between Primary Surgery and Surgery for Recurrence. Current Medical Science. 2022; 42(6):1119-1130.
4. Karavitaki N, Brufani C, Warner J, et al. Craniopharyngiomas in children and adults: systematic analysis of 121 cases with long‐term follow‐up. Clinical endocrinology. 2005;62(4):397-409.
5. Lopez-Serna R, Gómez-Amador JL, Barges-Coll J, et al. Treatment of craniopharyngioma in adults: systematic analysis of a 25-year experience. Archives of medical research. 2012;43(5):347-355.
6. Hofmann BM, Höllig A, Strauss C, Buslei R, Buchfelder M, Fahlbusch R. Results after treatment of craniopharyngiomas: further experiences with 73 patients since 1997. Journal of neurosurgery. 2012;116(2):373-384.
7. Zhao C, Chen Z, Xu N, et al. Comparative analysis on microsurgical removal of craniopharyngioma via lateral supraorbital approach and standard pterional approach. Chinese Neurosurgical Journal. 2018;4:1-8.
8. Zacharia BE, Bruce SS, Goldstein H, Malone HR, Neugut AI, Bruce JN. Incidence, treatment and survival of patients with craniopharyngioma in the surveillance, epidemiology and end results program. Neuro-oncology. 2012;14(8):1070-1078.
9. Puget S, Garnett M, Wray A, et al. Pediatric craniopharyngiomas: classification and treatment according to the degree of hypothalamic involvement. Journal of Neurosurgery: Pediatrics. 2007;106(1):3-12.
10. Zhao X, Yi X, Wang H, Zhao H. An analysis of related factors of surgical results for patients with craniopharyngiomas. Clinical neurology and neurosurgery. 2012;114(2):149-155.