ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN SUY GAN SAU PHẪU THUẬT CẮT GAN TẠI KHOA HỒI SỨC CẤP CỨU – BỆNH VIỆN K

Nguyễn Tiến Đức¬1,, Phạm Thế Anh1, Nguyễn Hữu Kiên1, Đặng Hoàng Quốc2
1 Bệnh viện K cơ sở Tân Triều
2 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân suy gan sau phẫu thuật cắt gan điều trị tại khoa Hồi sức cấp cứu – Bệnh viện K từ tháng 03/2023 đến tháng 12/2023 và kết quả điều trị suy gan trên nhóm bệnh nhân trên. Đối tượng và phương pháp: Mô tả cắt ngang tiến cứu trên 45 bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan được phẫu thuật cắt gan, điều trị tại khoa Hồi sức cấp cứu bệnh viện K cơ sở 3 và đã chẩn đoán suy gan sau mổ, thời gian từ tháng 03/2023 tới tháng 12/2023. Kết quả: Nhóm tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất là trên 60 tuổi với 51,1%, tỉ lệ bệnh nhân nam và nữ là 91,1% và 8,9%. 91.1% bệnh nhân có tiền sử viêm gan. Chức năng gan trước mổ tốt, phân loại Child – Pugh A 5đ chiếm tỉ lệ 82,2%. Điểm MELD trung bình của nhóm bệnh nhân nghiên cứu là 7,16 ± 1,15. Suy gan sau phẫu thuật cắt gan lớn chiếm tỉ lệ lớn nhất trong nhóm bệnh nhân nghiên cứu (82,2%), phân loại chức năng gan trước mổ theo Child – Pugh và thang điểm MELD không giúp dự đoán mức độ suy gan sau mổ. Suy gan sau phẫu thuật cắt gan lớn chiếm 82,2% bệnh nhân nghiên cứu. Có 75,6% bệnh nhân đáp ứng tốt với các phác đồ điều trị suy gan, 24,4% bệnh nhân diễn biến nặng hoặc tử vong, tập trung chủ yếu ở nhóm bệnh nhân suy gan mức độ C (diễn biến nặng 100%). Nhiễm trùng và viêm phổi là các biến chứng hay gặp nhất trên bệnh nhân suy gan sau mổ. Kết luận: Suy gan sau mổ là một trong những biến chứng quan trọng gây tử vong sau mổ, và cũng là yếu tố khó tiên lượng trước mổ

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Balzan S, Belghiti J, Farges O, et al (2005), "The “50-50 criteria” on postoperative day 5: an accurate predictor of liver failure and death after hepatectomy", 242 (6), pp. 824.
2. Mullen J T, Ribero D, Reddy S K, et al (2007), "Hepatic insufficiency and mortality in 1,059 noncirrhotic patients undergoing major hepatectomy", 204 (5), pp. 854-862.
3. Ocak I, Topaloğlu S, Acarli K J T J o M S (2020), "Posthepatectomy liver failure", 50 (6), pp. 1491-1503.
4. Rahbari N N, Garden O J, Padbury R, et al (2011), "Posthepatectomy liver failure: a definition and grading by the International Study Group of Liver Surgery (ISGLS)", 149 (5), pp. 713-724.
5. Siu J, McCall J, Connor S J H (2014), "Systematic review of pathophysiological changes following hepatic resection", 16 (5), pp. 407-421.
6. Strasberg S, Belghiti J, Clavien P-A, et al (2000), "The Brisbane 2000 terminology of liver anatomy and resections", 2 (3), pp. 333-339.
7. VIỆT Đ Q (2022), "Giá trị tiên lượng chức năng gan của độ thanh lọc Indocyanine Green trong phẫu thuật cắt gan", Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh.
8. Zhang Z-Q, Xiong L, Zhou J-J, et al (2018), "Ability of the ALBI grade to predict posthepatectomy liver failure and long-term survival after liver resection for different BCLC stages of HCC", 16 (1), pp. 1-9.