MỐI LIÊN QUAN GIỮA NỒNG ĐỘ PEPSIN TRONG NƯỚC BỌT VỚI ĐẶC ĐIỂM CƠ THẮT THỰC QUẢN DƯỚI TRÊN CÁC BỆNH NHÂN CÓ BIỂU HIỆN TRÀO NGƯỢC

Nguyễn Thuỳ Linh1,2, Lê Đình Tùng1, Đào Văn Long1,2, Đào Việt Hằng1,2,
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Viện nghiên cứu và Đào tạo Tiêu hoá, Gan mật

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm pepsin trong nước bọt bằng kỹ thuật Peptest và mối liên quan giữa nồng độ pepsin với cơ thắt thực quản dưới (LES) trên các bệnh nhân có biểu hiện trào ngược. Đối tượng và phương pháp: Cắt ngang mô tả trên các bệnh nhân có biểu hiện trào ngược từ tháng 06/2020 đến 03/2023 tại Viện nghiên cứu và đào tạo Tiêu hoá, Gan mật. Nghiên cứu sử dụng kỹ thuật Peptest phát hiện pepsin trong nước bọt, sau đó định lượng nồng độ pepsin. LES được đánh giá bằng kỹ thuật đo áp lực và nhu động thực quản độ phân giải cao (HRM). Kết quả: 141 bệnh nhân với tuổi trung bình 43,1 ± 11,7, tỉ lệ nam giới chiếm 42,6%. Cảm giác trào ngược là triệu chứng lâm sàng phổ biến nhất (73,0%). Tỉ lệ mẫu Peptest nước bọt dương tính là 89,9% với mẫu 1 (nồng độ pepsin trung bình 79,1 ng/ml) và 81,8% với mẫu 2 (nồng độ pepsin trung bình 62,6 ng/ml). Không có sự khác biệt về nồng độ pepsin trong nước bọt giữa nhóm áp lực LES khi nghỉ (nền)/(nhịp nuốt) của LES thấp/bình thường, IRP4s thấp/bình thường, EGJ – CI thấp/ bình thường, các nhóm hình thái EGJ và giữa nhóm IRP4s kết hợp với nhu động thực quản giảm hoặc bình thường (p<0,05). Có mối tương quan yếu giữa áp lực LES khi nghỉ (nhịp nuốt), IRP4s với nồng độ pepsin trong nước bọt. Kết luận: Tỉ lệ mẫu Peptest dương tính và nồng độ pepsin trong nước bọt trên các bệnh nhân có biểu hiện trào ngược dạ dày – thực quản cao. Có mối tương quan yếu giữa áp lực LES khi nghỉ (nhịp nuốt), IRP4s tuy nhiên không có mối tương quan giữa áp lực LES khi nghỉ (nền) và EGJ – CI với nồng độ pepsin trong nước bọt.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. El-Serag HB. Epidemiology of Non-Erosive Reflux Disease. Digestion. 2008;78(1):6-10. doi:10.1159/000151249
2. Katz PO, Dunbar KB, Schnoll-Sussman FH, Greer KB, Yadlapati R, Spechler SJ. ACG Clinical Guideline for the Diagnosis and Management of Gastroesophageal Reflux Disease. Official journal of the American College of Gastroenterology | ACG. 2022;117(1):27. doi:10. 14309/ajg.0000000000001538
3. The Chicago Classification of Esophageal Motility Disorders, v3.0. Neurogastroenterol Motil. 2015;27(2): 160-174. doi: 10.1111/ nmo.12477
4. Nicodème F, Pipa‐Muniz M, Khanna K, Kahrilas PJ, Pandolfino JE. Quantifying esophagogastric junction contractility with a novel HRM topographic metric, the EGJ ‐Contractile Integral: normative values and preliminary evaluation in PPI non‐responders. Neurogastroenterology Motil. 2014;26(3):353-360. doi:10.1111/nmo.12267
5. Wang YJ, Lang XQ, Wu D, et al. Salivary Pepsin as an Intrinsic Marker for Diagnosis of Sub-types of Gastroesophageal Reflux Disease and Gastroesophageal Reflux Disease-related Disorders. J Neurogastroenterol Motil. 2020; 26(1):74-84. doi:10.5056/jnm19032
6. Bor S, Capanoglu D, Vardar R, Woodcock AD, Fisher J, Dettmar PW. Validation of PeptestTM in Patients with Gastro-Esophageal Reflux Disease and Laryngopharyngeal Reflux Undergoing Impedance Testing. Journal of Gastrointestinal and Liver Diseases. 2019;28(4): 383-387. doi:10.15403/jgld-335
7. Nguyen LT, Le TD, Hoang LB, et al. Threshold level of Peptest in diagnosing gastroesophageal reflux disease with extraesophageal symptoms: Evidence from Vietnam. JGH Open. 2023;7(12): 916-922. doi:10.1002/jgh3.13002
8. Guo Z, Wu Y, Li L, Chen J, Zhang S, Zhang C. The Role of Salivary Pepsin in the Diagnosis of Gastroesophageal Reflux Disease (GERD) Evaluated Using High-Resolution Manometry and 24-Hour Multichannel Intraluminal Impedance-pH Monitoring. Med Sci Monit. 2020;26:e927381-1-e927381-9. doi:10.12659/MSM.927381