MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ CỦA BỆNH NHÂN NHƯỢC CƠ SAU PHẪU THUẬT CẮT TUYẾN ỨC

Nguyễn Văn Tuận1,2,, Đinh Thị Lợi1, Nguyễn Anh Tuấn3
1 Bệnh viện Bạch Mai
2 Trường Đại học Y Dược, Đại học quốc Gia Hà Nội
3 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Phân tích một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị của bệnh nhân nhược cơ sau phẫu thuật cắt tuyến ức. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu mô tả cắt ngang từ 03/2021 đến 08/2023 trên 66 bệnh nhân nhược cơ đã phẫu thuật cắt tuyến ức tại bệnh viện Bạch Mai. Kết quả: Người bệnh ở giai đoạn bệnh nhẹ (I, IIA) theo phân loại Ossermann sau mổ cắt tuyến ức có tỉ lệ cải thiện hơn giai đoạn trung bình và nặng (IIB, III, IV): OR=164,50 (95%CI: 15,23 – 708,50). Không có triệu chứng nuốt khó, khó thở trước mổ là yếu tố thuận lợi cho kết quả cải thiện sau phẫu thuật với tương ứng OR=9,80 (95%CI: 1,20 – 80,35) và OR=5,00 (95%CI: 1,31 – 19,07). Cắt bỏ được hoàn toàn u tuyến ức, mô mỡ xung quanh và tuân thủ điều trị của bệnh nhân cho kết quả cải thiện tốt hơn sau phẫu thuật cắt tuyến ức (p<0,05). Yếu tố về giới tính, tuổi và giải phẫu bệnh tuyến ức chưa thấy có mối liên quan đến kết quả điều trị phẫu thuật. Kết luận: Bệnh nhân nhược cơ ở giai đoạn lâm sàng nhẹ sau khi mổ cắt tuyến ức sẽ có cải thiện lâm sàng tốt hơn mức độ trung bình và nặng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Al-Bulushi A, Al Salmi I, Al Rahbi F, Farsi AA, Hannawi S. The role of thymectomy in myasthenia gravis: A programmatic approach to thymectomy and perioperative management of myasthenia gravis. Asian J Surg 2021; 44(6): 819-28.
2. Chẩn đoán và điều trị nhược cơ. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh về cơ xương khớp. (Ban hành kèm theo quyết định số 361/QĐ-BYT Ngày 25 tháng 01 năm 2014 của Bộ trưởng BYT). 2014.
3. Ottawa (ON): Canadian Agency for Drugs and Technologies in Health. Clinical Review Report: Eculizumab (Soliris): Alexion Pharma Canada Corporation: Indication: Adult patients with generalized myasthenia gravis 2020. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK567510/
4. Nieto IP, Robledo JPP, Pajuelo MC, et al. Prognostic factors for myasthenia gravis treated by thymectomy: review of 61 cases. 1999; 67(6): 1568-71.
5. Ahmed A-B, Al Salmi I, Al Rahbi F, Al Farsi A, Hannawi SJAJoS. The role of thymectomy in myasthenia gravis: A programmatic approach to thymectomy and perioperative management of myasthenia gravis. 2021; 44(6): 819-28.
6. Khawaja I. Effect of Thymectomy on Outcomes of Myasthenia Gravis Patients: A Case-Control Study at a Tertiary Care Hospital. Cureus 2023; 15(4): e37584.
7. Shrager JB, Nathan D, Brinster CJ, et al. Outcomes after 151 extended transcervical thymectomies for myasthenia gravis. The Annals of thoracic surgery 2006; 82(5): 1863-9.
8. Kaufman AJ, Palatt J, Sivak M, et al. Thymectomy for Myasthenia Gravis: Complete Stable Remission and Associated Prognostic Factors in Over 1000 Cases. Semin Thorac Cardiovasc Surg 2016; 28(2): 561-8.