KẾT QUẢ CỦA PHƯƠNG PHÁP NÚT TĨNH MẠCH CỬA VÀ TĨNH MẠCH GAN SỬ DỤNG ĐƯỜNG TIẾP CẬN TĨNH MẠCH GAN QUA TĨNH MẠCH CẢNH TRONG SO VỚI ĐƯỜNG TIẾP CẬN QUA NHU MÔ GAN

Thân Văn Sỹ1,2,, Lê Thanh Dũng1,2,3, Phạm Minh Thông1
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
3 Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu nhằm so sánh kết quả của việc sử dụng đường tiếp cận nút tĩnh mach (TM) gan qua đường TM cảnh trong so với qua nhu mô gan trong thủ thuật nút đồng thời TM cửa và TM gan (liver venous deprivation - LVD) để phì đại gan trước phẫu thuật. Từ tháng 1/2021 đến tháng 11/2023, 62 bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan (hepatocellular carcinoma - HCC) (trung vị tuổi là 52,5 tuổi) được LVD nhằm tăng thể tích phần gan còn lại (future liver remnant - FLR) trước phẫu thuật, trong đó, 13 trường hợp tiếp cận TM gan qua TM cảnh trong và 49 trường hợp sử dụng đường qua nhu mô gan. Sau can thiệp, tất cả bệnh nhân đều tăng FLR đủ để phẫu thuật. Thể tích FLR trước và sau LVD ở nhóm sử dụng đường tiếp cận qua TM cảnh trong lần lượt là 390,0 ml và 630,0 ml (p < 0,001), so với 400,3 ml và 639,0 ml (p < 0,001) ở nhóm qua nhu mô gan. Tỷ lệ FLR so với thể tích gan chuẩn trước và sau can thiệp ở nhóm tiếp cận qua TM cảnh trong là 31,8% và 48,4% (p < 0,001) so với 32,7% và 48,7% ở nhóm tiếp cận qua nhu mô gan. Tỷ lệ phì đại gan ở hai nhóm lần lượt là 55,2% và 54,0%, khác biệt không có ý nghĩa thống kê, p = 0,355. Một trường hợp ở nhóm tiếp cận xuyên nhu mô gan biểu hiện suy gan thoáng qua sau LVD. Kết quả nghiên cứu cho thấy LVD là một thủ thuật an toàn, hiệu quả và khả thi với mục đích tăng thể tích FLR trước khi cắt gan ở các bệnh nhân HCC. Không có sự khác biệt về tính an toàn và hiệu quả phì đại gan sau LVD khi sử dụng đường tiếp cận qua TM cảnh trong và xuyên nhu mô gan.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Schreckenbach T, Liese J, Bechstein WO, Moench C. Posthepatectomy liver failure. Dig Surg. 2012;29(1):79-85.
2. Cieslak KP, Runge JH, Heger M, Stoker J, Bennink RJ, Van Gulik TM. New perspectives in the assessment of future remnant liver. Dig Surg. 2015;31(4-5):255-268.
3. Guiu B, Quenet F, Panaro F, et al. Liver venous deprivation versus portal vein embolization before major hepatectomy: future liver remnant volumetric and functional changes. Hepatobiliary Surg Nutr. 2020;9(5):564.
4. Le Roy B, Gallon A, Cauchy F, et al. Combined biembolization induces higher hypertrophy than portal vein embolization before major liver resection. HPB. 2020;22(2):298-305.
5. Laurent C, Fernandez B, Marichez A, et al. Radiological simultaneous portohepatic vein embolization (RASPE) before major hepatectomy: a better way to optimize liver hypertrophy compared to portal vein embolization. Ann Surg. 2020; 272(2):199-205.
6. Kobayashi K, Yamaguchi T, Denys A, et al. Liver venous deprivation compared to portal vein embolization to induce hypertrophy of the future liver remnant before major hepatectomy: A single center experience. Surgery. 2020;167(6):917-923.
7. Della Corte A, Santangelo D, Augello L, et al. Single-Center Retrospective Study Comparing Double Vein Embolization via a Trans-Jugular Approach with Liver Venous Deprivation via a Trans-Hepatic Approach. Cardiovasc Intervent Radiol. Published online September 13, 2023. doi:10.1007/s00270-023-03538-3
8. Camelo R, Luz JH, Gomes FV, Coimbra E, Costa NV, Bilhim T. Portal vein embolization with pva and coils before major hepatectomy: single-center retrospective analysis in sixty-four patients. J Oncol. 2019;2019:4634309.