KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ NHIỄM KHUẨN VẾT MỔ THÀNH BỤNG CỦA THAI PHỤ MỔ LẤY THAI TẠI BỆNH VIỆN THANH NHÀN

Nguyễn Ngọc Tú Anh1,2, Nguyễn Quảng Bắc3,, Trần Thị Thu Hạnh1, Ngô Toàn Anh3
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Thanh Nhàn
3 Bệnh viện Phụ sản trung ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả điều trị nhiễm khuẩn vết mổ thành bụng của thai phụ sau mổ lấy thai. Phương pháp: Sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả hồi cứu và tiến cứu Kết quả: Bệnh nhân có từ 3 triệu chứng sưng tấy, đau nhức và chảy dịch tại vết mổ chiếm 86,7%. Bệnh nhân được cấy dịch vết mổ có kết quả dương tính là 51,6%. Bệnh nhân điều trị kháng sinh phối hợp chiếm 93,3%. Tỷ lệ bệnh nhân điều trị không chiếu Plasma lạnh là 73,3%, tỷ lệ điều trị có chiếu Plasma lạnh chiếm 26,7%. Có 24 trường hợp điều trị nội khoa, không khâu vết mổ chiếm 53,3%, có 21 trường hợp khâu lại vết mổ thành bụng chiếm 46,7%. Kết luận: Bệnh nhân điều trị kháng sinh phối hợp chiếm đa số. Trong nhóm bệnh nhân này nên kết hợp điều trị bằng tia Plasma lạnh. Vẫn có 1 tỷ lệ tương đối lớn phải khâu lại vết mổ thành bụng

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bagratee J.S, Moodley J, Kleinschmidt I Zawilski W. A randomized controlled trial of antibiotic prophylaxis in selective caesarean delivery. BJOG, 2001; 108 (2), 143-148.
2. Vũ Bá Quyết, Nguyễn Quảng Bắc. Đánh giá tác dụng hổ trợ của Plasma lạnh trong điều trị nhiễm khuẩn vết mổ thành bụng sau mổ lấy thai. Tạp chí sản phụ khoa. 2017; 15(3),36-39.
3. Nguyễn Thị Phương Thảo. Nghiên cứu nhiễm khuẩn vết mổ thành bụng sau mổ lấy thai được điều trị tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương từ tháng 11/2014 đến tháng 8/2016, Luận văn thạc sỹ y học, Trường Đại học Y Hà Nội. 2016.
4. Salmanov AG et al. Utilization of surgery site after cesarean section in Ukraine: Results of a multi-purpose study. Wiad Lek; 2021.
5. Thân Thị Hải Hà, Nguyễn Quảng Bắc, Nguyễn Vũ Thủy và cộng sự. Nghiên cứu tình hình kháng kháng sinh của các vi khuẩn gây bệnh phân lập được tại Bệnh viện Phụ Sản Trung ương. Tạp chí Y học Việt nam. 2019; 484(2):229-234.
6. Pompl R, Shimizu T, Schmidt HU et al. Efficiency and medical compatibility of low-temperature plasma sterilization. 6th International Conference on Reactive Plasmas. Matsushima, Japan; 2006.
7. Daeschlein G, Darm K, Majunke S et al. In vivo monitoring of atmospheric pressure plasma jet (APPJ) skin therapy by confocal laser scan microscopy (CLSM). Second International Conference on Plasma Medicine. San Antonio, Texas, USA; 2009.