KẾT QUẢ SƠ SINH CỦA SẢN PHỤ VỊ THÀNH NIÊN SINH TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN HÀ NỘI NĂM 2022

Nguyễn Thị Thu Hà1,2,, Đỗ Tuấn Đạt1,3
1 Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội
2 Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội
3 Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nhận xét kết quả về phía con của sản phụ từ 10 đến 19 tuổi sinh tại bệnh viện phụ sản Hà Nội năm 2022. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện, có 342 trẻ sơ sinh của 333 sản phụ vị thành niên từ 10 đến 19 tuổi sinh tại BVPSHN năm 2022 được lựa chọn. Các kết cục về phía trẻ sơ sinh được đánh giá trong nghiên cứu. Kết quả: Tuổi trung bình của sản phụ là 18,26 ± 1,021, trong đó nhóm tuổi 15-17 chiếm 19,5%. Cân nặng khi sinh trung bình của trẻ sơ sinh là 2774 ± 699,40g. Tỷ lệ trẻ sơ sinh có cân nặng khi sinh cực thấp(<1000g) chiếm 4,4%. Nhóm tuổi từ 15 - 17 tuổi chiếm 19,5% tổng số sản phụ vị thành niên. Tỷ lệ sơ sinh có Apgar < 7 phút thứ 1 là 8.4%, phút thứ 5 là 6.2%. Tỷ lệ vàng da sơ sinh bệnh lý 13,2%, nhiễm trùng sơ sinh 1,5%, nhập ICU 17%, tử vong chu sinh 4.1%. Không có sự khác biệt kết cục về phía con giữa hai nhóm tuổi 15-17 tuổi và 18-19 tuổi. Kết luận: Phụ nữ mang thai tuổi vị thành niên gặp nhiều nguy cơ với trẻ sơ sinh như sơ sinh non tháng, nhẹ cân, sơ sinh suy hô hấp, vàng da và tỷ lệ trẻ cần điều trị tại ICU.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y Tế. Vụ bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em và Kế hoạch hóa gia đình, Chương trình sức khỏe sinh sản. 2015:51
2. Nguyễn Thanh Hải, Ánh VTN, Hạnh TTM, Trung NH, Nhân ĐT, Linh TM. Mang thai ở tuổi vị thành niên: đặc điểm và kết quả thai kỳ. Tạp chí Phụ sản
3. Nguyễn Thị Hồng B, Thị Hoa, Dương Tiến Minh, Bùi Ngọc Diệp, Huy HQ. Kết quả mang thai ở tuổi vị thành niên tại Bệnh viện trung ương Thái Nguyên. Tạp chí Y học Việt Nam. 06/20 2022;514(1)doi:10.51298/vmj.v514i1.2535
4. Phạm Thị Kim Hoàn NTP. Nghiên cứu kết quả xử trí sản khoa ở sản phụ dưới 18 tuổi tại bệnh viện phụ sản trung ương từ năm 2017 đến năm 2019. Bệnh viện phụ sản Trung Ương. 2019;
5. Akalu TY, Aynalem YA, Shiferaw WS, et al. Prevalence and determinants of early onset neonatal sepsis at two selected public referral hospitals in the Northwest Ethiopia: a cross-sectional study. BMC Pediatrics. 2023/01/05 2023;23(1):10. doi:10.1186/s12887-022-03824-y
6. Asavapiriyanont S, Chaovarindr U, Kaoien S, Chotigeat U, Kovavisarach E. Prevalence of Sexually Transmitted Infection in Teenage Pregnancy in Rajavithi Hospital, Thailand. Journal of the Medical Association of Thailand = Chotmaihet thangphaet. Feb 2016;99 Suppl 2:S153-60.
7. Njim T, Agbor VN. Adolescent deliveries in semi-urban Cameroon: prevalence and adverse neonatal outcomes. BMC Research Notes. 2017/ 06/26 2017;10(1):227. doi:10.1186/s13104-017-2555-3
8. WHO. Issues in Adolescent Health and Development. 2004.