HỘI CHỨNG CHÂN KHÔNG YÊN VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TRÊN BỆNH NHÂN THẬN NHÂN TẠO CHU KỲ

Nguyễn Thị Khánh Huyền1,, Phan Thế Cường2, Lê Thị Phượng1,2
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Bạch Mai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Hội chứng chân không yên (Restless Legs Syndrome-RLS) là một rối loạn thần kinh cảm giác vận động có tỷ lệ mắc cao ở bệnh nhân mắc bệnh thận giai đoạn cuối và có liên quan đến rối loạn giấc ngủ và tâm trạng. Mục tiêu: Xác định tỷ lệ, mức độ nặng của hội chứng chân không yên và một số yếu tố liên quan đến hội chứng chân không yên trên bệnh nhân thận nhân tạo chu kỳ. Đối tượng và phương pháp: 257 bệnh nhân đang lọc máu chu kỳ tại trung tâm Thận – tiết niệu và lọc máu bệnh viện Bạch Mai tham gia nghiên cứu được phỏng vấn để trả lời bộ câu hỏi để chẩn đoán của Nhóm nghiên cứu hội chứng chân không yên Quốc tế (IRLSSG), bộ câu hỏi trắc nghiệm lượng giá chỉ số chất lượng giấc ngủ Pittsburgh (PSQI) và thang điểm lo âu và trầm cảm của bệnh viện (HADS) Kết quả: Trong nhóm bệnh nhân nghiên cứu có 51 trường hợp được chẩn đoán RLS chiếm 19,8%, trong đó độ tuổi 51-60 tuổi thường gặp nhất (39,2%). Chỉ số mức độ nặng của bệnh trung bình là 18,35 ± 7,84, trong đó số bệnh nhân bị mức độ nhẹ, trung bình, nặng, rất nặng tương ứng là  13, 21, 14 và 3 bệnh nhân. Mức độ nặng của bệnh có liên quan tuyến tính với mức độ giảm chất lượng giấc ngủ (r =0,608; p=0,000) nhưng lại không liên quan đến lo âu và trầm cảm. Tuổi , giới tính và chỉ số BMI của bệnh nhân  không có liên quan đến RLS. Thời gian lọc máu trung bình của nhóm bệnh nhân mắc RLS cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm không mắc RLS (p=0,005). Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về các chỉ số xét nghiệm Hemoglobin, sắt huyết thanh, chỉ số TSAT, Canxi, Phospho, tích số canxi – phospho và Albumin giữa nhóm bệnh nhân mắc và không mắc RLS. Bệnh lí mạn tính kèm theo, tình trạng thiếu máu và thiếu sắt cũng không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa  hai nhóm mắc và không mắc RLS. Kết luận: Hội chứng chân không yên gặp với tỷ lệ cao ở bệnh nhân lọc máu chu kỳ. Mức độ nặng của bệnh có mối liên quan chặt chẽ với mức độ rối loạn giấc ngủ. Sự xuất hiện các rối loạn về lo âu và trầm cảm không liên quan đến mức độ nặng của bệnh. Bệnh nhân mắc RLS có thời gian lọc máu trung bình cao hơn có ý nghĩa so với nhóm không mắc RLS. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa bệnh nhân mắc và không mắc RLS về tình trạng thiếu máu, thiếu sắt, chỉ số BMI và các chỉ số xét nghiệm

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Giannaki CD, Hadjigeorgiou GM, Karatzaferi C, Pantzaris MC, Stefanidis I, Sakkas GK. Epidemiology, impact, and treatment options of restless legs syndrome in end-stage renal disease patients: an evidence-based review. Kidney International. 2014;85(6):1275-1282. doi:10. 1038/ki.2013.394
2. Samavat S, Fatemizadeh S, Fasihi H, Farrokhy M. Restless Leg Syndrome, Insomnia, and Depression in Hemodialysis Patients: Three Sides of a Triangle? Nephro-Urol Mon. 2017;9(3). doi:10.5812/numonthly.45076
3. Yildiz D, Kahvecioğlu S, Buyukkoyuncu N, et al. Restless-legs syndrome and insomnia in hemodialysis patients. Ren Fail. 2016;38(2):194-197. doi:10.3109/0886022X.2015.1111118
4. Allen RP, Picchietti D, Hening WA, et al. Restless legs syndrome: diagnostic criteria, special considerations, and epidemiology. A report from the restless legs syndrome diagnosis and epidemiology workshop at the National Institutes of Health. Sleep Med. 2003;4(2):101-119. doi:10. 1016/s1389-9457(03)00010-8
5. Walters AS, LeBrocq C, Dhar A, et al. Validation of the International Restless Legs Syndrome Study Group rating scale for restless legs syndrome. Sleep Med. 2003;4(2):121-132. doi:10.1016/s1389-9457(02)00258-7
6. Buysse DJ, Reynolds CF, Monk TH, Berman SR, Kupfer DJ. The Pittsburgh Sleep Quality Index: a new instrument for psychiatric practice and research. Psychiatry Res. 1989;28(2):193-213. doi:10.1016/0165-1781(89)90047-4
7. Zigmond AS, Snaith RP. The hospital anxiety and depression scale. Acta Psychiatr Scand. 1983;67(6): 361-370. doi: 10.1111/j.1600-0447. 1983.tb09716.x
8. Lin XW, Zhang JF, Qiu MY, et al. Restless legs syndrome in end stage renal disease patients undergoing hemodialysis. BMC Neurology. 2019;19(1):47. doi:10.1186/s12883-019-1265-y
9. Tsai LH, See LC, Chien CC, Chen CM, Chang SH. Risk factors for restless legs syndrome in hemodialysis patients in Taiwan. Medicine (Baltimore). 2019;98(51):e18450. doi:10.1097/ MD.0000000000018450
10. Zadeh Saraji N, Hami M, Boostani R, Mojahedi MJ. Restless leg syndrome in chronic hemodialysis patients in Mashhad hemodialysis centers. J Renal Inj Prev. 2016;6(2):137-141. doi:10.15171/jrip.2017.27