THỰC TRẠNG MẤT RĂNG VÀ NHU CẦU LÀM PHỤC HÌNH CỦA NGƯỜI CAO TUỔI ĐẾN KHÁM TẠI KHOA RĂNG BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG QUÂN ĐỘI 108

Lưu Văn Tường1, Đinh Diệu Hồng1,, Đào Thị Dung1, Phùng Hữu Đại1, Nguyễn Thái Hoàng1
1 Trường Đại học Y Dược – Đại học Quốc gia Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mất răng là tình trạng phổ biến ở người cao tuổi, tình trạng này ảnh hưởng tới sức khoẻ và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Việc tìm hiểu tính chất mất răng cũng như nhu cầu điều trị phục hình ở nhóm tuổi này sẽ góp phần cải thiện hiệu quả điều trị đặc biệt tại các bệnh viện tuyến trung ương. Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 125 người cao tuổi tới khám tại khoa Răng bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Kết quả cho thấy tỉ lệ mất răng chung là 88,8%, tỉ lệ mất răng ở trong nhóm tuổi ³75 là cao nhất với 92,3%, tỉ lệ bệnh nhân mất răng có phục hình là 40,5%. Nhu cầu phục hình ở đối tượng này là 83,8% và yêu cầu phục hình của bệnh nhân là 73,9%. Kết luận: tỉ lệ mất răng ở người cao tuổi vẫn còn cao, việc phục hình răng mất vẫn còn hạn chế, do vậy nhu cầu phục hình ở đối tượng trên còn khá lớn

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. World Health Organzation (WHO) (1999), Active and Health: A Global Challenge for the 21st Century, WHO Kobe Centre Jappan.
2. Borg-Bartolo R, Roccuzzo A, Molinero-Mourelle P, et al. Global prevalence of edentulism and dental caries in middle-aged and elderly persons: A systematic review and meta-analysis. J Dent. 2022;127:104335. doi:10.1016/ j.jdent.2022.104335
3. Nguyễn Văn Bài (1994), Góp Phần Đánh Giá Tình Trạng Mất Răng và Nhu Cầu Điều Trị Phục Hình ở Một Số Tỉnh Phía Bắc’, Luận Văn Chuyên Khoa II, Trường Đại Học Y Hà Nội, Tr.16.
4. Gerritsen AE, Allen PF, Witter DJ, Bronkhorst EM, Creugers NHJ. Tooth loss and oral health-related quality of life: a systematic review and meta-analysis. Health Qual Life Outcomes. 2010;8:126. doi:10.1186/1477-7525-8-126
5. World Bank Open Data. World Bank Open Data. Accessed July 3, 2023. https://data. worldbank.org
6. Muhammad T, Srivastava S. Tooth loss and associated self-rated health and psychological and subjective wellbeing among community-dwelling older adults: A cross-sectional study in India. BMC Public Health. 2022;22(1):7. doi:10.1186/s12889-021-12457-2
7. Thực trạng mất răng và ảnh hưởng của mất răng đến chất lượng cuộc sống người cao tuổi tại Thành phố Cần Thơ năm 2015. Luận Văn Y Học. Published November 15, 2018. Accessed July 5, 2023. https://luanvanyhoc.com/ thuc-trang-mat-rang-va-anh-huong-cua-mat-rang-den-chat-luong-cuoc-song-nguoi-cao-tuoi-tai-thanh-pho-can-tho-nam-2015/
8. Đào Thị Dung, Trần Ngọc Sơn. Thực trạng mất răng và phục hình răng đã mất của người cao tuổi quận Cầu Giấy, Hà Nội. Tạp Chí Khoa Học ĐHQGHN Khoa Học Dược. 2016;32 số 2:106-110.
9. Nitschke I, Hahnel S. Zahnmedizinische Versorgung älterer Menschen: Chancen und Herausforderungen. Bundesgesundheitsblatt Gesundheitsforschung Gesundheitsschutz. 2021; 64(7): 802-811. doi: 10.1007/s00103-021-03358-1
10. Musacchio E, Perissinotto E, Binotto P, et al. Tooth loss in the elderly and its association with nutritional status, socio-economic and lifestyle factors. Acta Odontol Scand. 2007;65(2):78-86. doi:10.1080/00016350601058069