MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN LOÃNG XƯƠNG CỦA NGƯỜI BỆNH TRÊN 40 TUỔI ĐẾN KHÁM TẠI VIỆN DINH DƯỠNG NĂM 2022

Ngô Thị Thu Huyền1,, Nguyễn Cẩm Yến1
1 Viện Dinh dưỡng

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nhận xét đặc điểm lâm sàng và áp dụng thang điểm EUGOGO và VISA đánh giá mức độ bệnh mắt tuyến giáp ở bệnh nhân khám tại Bệnh viện Mắt Trung ương. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả tiến cứu trên 40 bệnh nhân mắc bệnh mắt tuyến giáp khám tại Bệnh viện Mắt Trung ương từ 12/2022 đến 9/2023. Kết quả: Tuổi khởi phát trung bình là 47.9±12.4, chủ yếu ở nữ, từ 41-60 tuổi, xuất hiện phần lớn ở bệnh nhân Basedow, thường khởi phát ở tình trạng cường giáp với các triệu chứng đa dạng. Thang điểm VISA và EUGOGO đánh giá hoạt động viêm giống nhau ở 77.5% trường hợp, mặc dùVISA cho điểm viêm cao hơn, EUGOGO lại có xu hướng phân loại viêm hoạt động nhiều hơn. Khi đánh giá bằng thang điểm VISA sau 3 tháng, có 25% bệnh nhân tiến triển, trong đó hạn chế vận nhãn tiến triển nhiều nhất, song thị và biểu hiện vẻ ngoài do tổn thương mô mềm hay bộc lộ nhãn cầu ít tiến triển. Với thang điểm EUGOGO, mức độ vừa đến nặng chiểm đa số (65%), mức độ đe dọa thị lực chiếm 25%, mức độ nhẹ chỉ chiếm 10%, phần lớn không thay đổi mức độ sau 3 tháng. Ở giai đoạn hoạt động, bệnh chủ yếu là mức vừa đến nặng (22.5%) hoặc đe dọa thị lực (22.5%). Trong khi ở giai đoạn không hoạt động, bệnh có xu hướng nhẹ hơn, chủ yếu là mức độ nhẹ (10%) hoặc vừa đến nặng (42.5%). Kết luận: Bệnh mắt tuyến giáp là bệnh hốc mắt thường gặp và biểu hiện đa dạng.Đánh giá mức độ bệnh mắt tuyến giáp đóng vai trò quan trọng trong việc lập kế hoạch và quản lí điều trị cho bệnh nhân.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. NIH Consensus Development Panel: Osteoporosis prevention, diagnosis, and therapy. Jama 2001, 285:785-795.
2. Lê Thị Anh Thơ, “Loãng xương, gãy xương, hormon và một số yếu tố liên quan”, Hội nghị thường niên lần thứ VI, Hội loãng xương Tp.Hồ Chí Minh, Hội loãng xương Hà Nội, 2011, 7-48
3. Nguyễn Thị Ngọc Lan và cộng sự, “Khảo sát yếu tố nguy cơ loãng xương ở phụ nữ Việt Nam từ 50 tuổi trở lên và nam giới từ 60 tuổi trở lên”, Tạp chí Nghiên cứu Y học, 2015, 75(5), 91-98.
4. Trần Bùi Hoài Vọng, Trần Thừa Nguyên, Trần Quang Nhật, Trần Nhật Quang. “Khảo sát tỷ lệ loãng xương của phụ nữ tại bệnh viện Trung ương Huế”. Tạp chí nội tiết & đái tháo đường, 2022, số 51 tr.81-85.DOI: 10.47122/ vjde.2022.51.11.
5. WHO Expert Committee on Physical Status: the Use and Interpretation of Anthropometry (‎1993): Geneva, Switzerland ‎& World Health Organization (‎1995)‎. Physical status: the use of and interpretation of anthropometry, report of a WHO expert committee. World Health Organization.
6. World Health Organization (1994), Assessment of fracture risk and its application to screening for postmenopausal osteoporosis: report of a WHO study group, World Health Organization.
7. Boschitsch E.P., Durchschlag E.and Dimai H.P, “Age-related prevalence of osteoporosis and fragility fractures: realworld data from an Austrian Menopause and Osteoporosis Clinic”, Climacteric, 2017, 20,(2), pp. 157-163.
8. Burge R., Dawson-Hughes B., Solomon D. H.and et al. “Incidence and economic burden of osteoporosis-related fractures in the United States, 2005-2025”. J Bone Miner Res, 2007, 22,(3), pp. 465-75.
9. Hồ Phạm Thục Lan, Phạm Ngọc Hoa và Lại Quốc Thái, “Chẩn đoán loãng xương: ảnh hưởng của giá trị tham chiếu”, Thời Sự Y Học, 2011, 57 (1 và 2).
10. Hoàng Thị Bích, Nguyễn Thị Ngọc Lan và Hoàng Hoa Sơn, "Khảo sát yếu tố nguy cơ loãng xương ở phụ nữ mãn kinh từ 60 tuổi trở lên", Tạp Chí Nội Khoa, 2014, 185 - 190.