ĐẶC ĐIỂM BỆNH GAN NHIỄM MỠ KHÔNG DO RƯỢU Ở BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP

Đỗ Thu Hiền1,, Phạm Thị Ngọc Oanh1, Phạm Mạnh Hùng2, Phạm Mạnh Hùng2
1 Bệnh viện Đa khoa Đức Giang
2 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu ở bệnh nhân tăng huyết áp được quản lý tại bệnh viện Đức Giang. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích 425 BN được chẩn đoán tăng huyết áp khám và điều trị ngoại trú tại phòng khám Tăng huyết áp - Khoa khám bệnh, bệnh viện Đa khoa Đức Giang năm từ tháng 12/2022 đến tháng 8/2023 chia BN thành 2 nhóm: Nhóm NAFLD: BN có gan nhiễm mỡ không do rượu. Nhóm Không NAFLD: BN không có gan nhiễm mỡ không do rượu. Kết quả: Tỷ lệ BN gan nhiễm mỡ không do rượu ở nhóm BN tăng huyết áp được quản lý tại bệnh viện Đức Giang là 55,76 %. Trong đó tỷ lệ BN có gan nhiễm mỡ độ I là cao nhất 70,46% sau đó đến độ II là 24,05%, độ III chiếm tỷ lệ rất ít 5,49%. Và tỷ lệ BN nữ nhiều hơn nam. BN tăng huyết áp không dùng thuốc mỡ máu hoặc dùng dưới 3 tháng có tỷ lệ gan nhiễm mỡ cao hơn. Khi dùng thuốc mỡ máu trên 3 tháng thì tỷ lệ gan nhiễm mỡ thấp hơn chỉ chiếm 5.91 %. Tỷ lệ BN chưa kiểm soát được huyết áp tâm thu < 140mmHg ở nhóm có gan nhiễm mỡ là 60, 76% cao hơn nhóm BN không có gan nhiễm mỡ. Ở BN gan nhiễm mỡ thì HATT, HATTr, HATB đều cao hơn có ý nghĩa so với nhóm không có gan nhiễm mỡ. Ở nhóm gan nhiễm mỡ các chỉ số trung bình của glucose máu, acid uric, ALT, GGT, Cholesterol, Triglycerid, LDL-C, WBC đều cao hơn có ý nghĩa so với nhóm không gan nhiễm mỡ. Kết luận: Nên tầm soát kiểm tra phát hiện bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu, đặc biệt trên đối tượng bệnh nhân tăng huyết áp.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. M. Sayiner, A. Koenig, L. Henry và các cộng sự. (2016), Epidemiology of Nonalcoholic Fatty Liver Disease and Nonalcoholic Steatohepatitis in the United States and the Rest of the World, Clin Liver Dis, 20(2), 205-14.
2. P. Kasper, A. Martin, S. Lang và các cộng sự. (2021), NAFLD and cardiovascular diseases: a clinical review, Clin Res Cardiol, 110(7), 921-937.
3. Huynh Van Minh, Huy Tran, Pham Khai và các cộng sự. (2018), 2018 VNHA/VSH Guidelines for Diagnosis and Treatment of Hypertension in Adults, Journal of Vietnamese Studies, suplement, 1-58.
4. C. Ma, K. Yan, Z. Wang và các cộng sự. (2021), The association between hypertension and nonalcoholic fatty liver disease (NAFLD): literature evidence and systems biology analysis, Bioengineered, 12(1), 2187-2202.
5. X. Huang, M. Xu, Y. Chen và các cộng sự. (2015), Validation of the Fatty Liver Index for Nonalcoholic Fatty Liver Disease in Middle-Aged and Elderly Chinese, Medicine (Baltimore), 94(40), e1682.
6. L. Sun, S. Z. Lü (2011), Association between non-alcoholic fatty liver disease and coronary artery disease severity, Chin Med J (Engl), 124(6), 867-72.
7. M. Boddi, R. Tarquini, M. Chiostri và các cộng sự. (2013), Nonalcoholic fatty liver in nondiabetic patients with acute coronary syndromes, Eur J Clin Invest, 43(5), 429-38.
8. Phạm Hồng Phương (2018), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và tổn thương động mạch vành ở bệnh nhân có bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu, Luận án Tiến sĩ y học, Viện nghiên cứu khoa học y dược lâm sàng 108.