ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA ĐIỀU DƯỠNG VIÊN TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA HÙNG VƯƠNG TỈNH PHÚ THỌ

Nguyễn Thị Tố Uyên1,, Đinh Xuân Hoàng2, Nông Phương Mai1
1 Trường Đại học Y Dược - Đại học Thái Nguyên
2 Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương tỉnh Phú Thọ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Động lực làm việc là sự khát khao và tự nguyện của người lao động để thúc đẩy nỗ lực nhằm hướng tới việc đạt mục tiêu. Động lực làm việc của điều dưỡng viên là yếu tố quan trọng đối với chất lượng chăm sóc người bệnh và sự hài lòng nghề nghiệp của điều dưỡng viên. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu với mục tiêu sau Mô tả động lực làm việc của điều dưỡng viên tại Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương, tỉnh Phú Thọ năm 2022”. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang, đối tượng nghiên cứu là toàn bộ điều dưỡng viên của bệnh viện cỡ mẫu là 233. Kết quả nghiên cứu: động lực làm việc tại yếu tố “làm việc để đảm bảo cuộc sống lâu dài” chiếm tỷ lệ cao nhất 84,1%, thấp nhất là tiểu mục “làm việc chỉ vì để lĩnh lương” 68,7%. động lực làm việc tại yếu tố “làm việc để đảm bảo cuộc sống lâu dài” chiếm tỷ lệ cao nhất 84,1%, thấp nhất là tiểu mục “làm việc chỉ vì để lĩnh lương” 68,7%. dưới góc độ yếu tố phát triển sự nghiệp có 94,8% điều dưỡng có động lực với tiểu mục “nâng cao kinh nghiệm qua làm việc”. 91% điều dưỡng có động lực tại mục “cơ hội được học tập”, nhưng chỉ 78,5% điều dưỡng có động lực tại mục “cơ hội thăng tiến”. 91% điều dưỡng có động lực tại mục “cơ hội được học tập”, nhưng chỉ 78,5% điều dưỡng có động lực tại mục “cơ hội thăng tiến”. 80,3% điều dưỡng có động lực làm việc tạ tiểu mục “lãnh đạo thực hiện đúng quy chế dân chủ trong mọi hoạt động của đơn vị”. Có 88,4% điều dưỡng đánh giá có động lực làm việc tại yếu tố có đủ phương tiện làm việc, cơ sở vật chất, trang thiết bị. Kết luận: Nghiên cứu cho thấy đa số các điều dưỡng viên đều có tỷ lệ đồng ý cao  với các yếu tố thúc đẩy động lực làm việc, họ thấy tự hào vì được làm việc tại bệnh viện và được phát triển chuyên môn nghề nghiệp môi trường làm việc tốt

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Mbindyo, Patrick M& cộng sự. Developing a tool to measure health worker motivation in district hospitals in Kenya. Human resources for health 7, 1-11 (2009).
2. Thành, Hồ Ngọc Thành. Động lực làm việc của nhân viên y tế và một số yếu tố ảnh hưởng, Bệnh viện đa khoa huyện Tam Nông, Đồng Tháp năm 2016, Luận văn Chuyên khoa II Tổ chức quản lý y tế, Trường Đại học Y tế công cộng, (2016).
3. Huyền, Chu Thị Huyền và cộng sự. Động lực làm việc của điều dưỡng chăm sóc người bệnh Covid-19 và một số yếu tố liên quan tại Bệnh viện Đa khoa Đức Giang năm 2022. Tạp chí Y học Việt Nam 514, 42-49 (2022).
4. Thành, Nguyễn Trung Thành và Nguyễn Đức Thành. Động lực làm việc của điều dưỡng và một số yếu tố ảnh hưởng tại bệnh viện Da Liễu thành phố Hồ Chí Minh năm 2021. Tạp chí Khoa học Nghiên cứu Sức khỏe và Phát triển 5, 25-32 (2021).
5. Trí, Lê Quang Trí. Thực trạng nguồn nhân lực và một số yếu tố liên quan đến động lực làm việc của điều dưỡng tại bệnh viện Đa khoa Đồng Tháp năm 2013, Thạc sỹ Quản lý bệnh viện, Đại học Y tế công cộng, (2013).
6. Hùng, Phùng Thanh Hùng & cộng sự. Động lực làm việc của điều dưỡng lâm sàng tại Bệnh viện Bà Rịa Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu năm 2019. Tạp chí Y học Cộng đồng 1, 79-85 (2020).
7. Ngọc, Võ Tuấn Ngọc và cộng sự. Động lực làm việc của điều dưỡng lâm sàng và một số yếu tố ảnh hưởng tại Viện Y dược học dân tộc thành phố Hồ Chí Minh năm 2019. Tạp chí Khoa học Nghiên cứu Sức khỏe và Phát triển 4, 123-132 (2020).
8. Bình, Nguyễn Thanh Bình. Động lực làm việc của Điều dưỡng lâm sàng và một số yếu tố ảnh hưởng tại Bệnh viện đa khoa khu vực Ba Tri, tỉnh Bến Tre năm 2017, Luận văn Thạc sĩ quản lý bệnh viện, Trường Đại học Y tế công cộng, (2017).
9. Trang, Dương Ngọc Phương Trang và cộng sự. Động lực làm việc của điều dưỡng và một số yếu tố ảnh hưởng tại Bệnh viện
10. Truyền máu huyết học, Thành phố Hồ Chí Minh năm 2020. Tạp chí Khoa học Nghiên cứu Sức khỏe và Phát triển 4, 124-131 (2020).