TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ ARV Ở BỆNH NHÂN VỊ THÀNH NIÊN 10-15 TUỔI NHIỄM HIV, NĂM 2020-2021

Phạm Vân An1, Trần Thu Hương2, Dư Tuấn Quy3, Vũ Thiên Ân4, Nguyễn Thị Lộc5, Khương Kim Dung6, Linus Olson7, Mattias Larsson7, Trần Khánh Toàn1,
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Nhi trung ương
3 Bệnh viện Nhi đồng 1
4 Bệnh viện Nhi đồng 2
5 Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS Tp. Hải Phòng
6 Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ninh
7 Viện Karolinska, Thuỵ Điển

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Tuân thủ điều trị thuốc kháng vi rút (ARV) đóng một vai trò quan trọng trong điều trị HIV. Trẻ vị thành niên nhiễm HIV thường phải đối mặt với nhiều thách thức trong tuân thủ điều trị ARV. Mục tiêu: Mô tả thực trạng tuân thủ điều trị ARV ở bệnh nhân (BN) nhiễm HIV 10-15 tuổi tại 5 bệnh viện trên toàn quốc năm 2020-2021. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang trên 618 BN nhiễm HIV 10-15 tuổi đang điều trị ARV tại 5 bệnh viện trong thời gian từ 5/2020-12/2021. Thông tin được thu thập dựa phỏng vấn bộ câu hỏi và hồi cứu hồ sơ bệnh án theo định kỳ hằng quý, áp dụng phân loại tuân thủ điều trị theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế. Kết quả: Tỷ lệ BN tái khám theo đúng lịch hẹn là 86,3%. 100% BN uống thuốc đúng liều lượng chỉ định; 87,7% BN uống đủ số liều thuốc ARV trong tháng và 82,4% BN uống thuốc đúng giờ. Có 58,4% BN bị thiếu thuốc ARV tại thời điểm tái khám, trong đó chủ yếu là thiếu 1-2 liều (46,8%). Tỷ lệ tuân thủ điều trị tốt tính chung theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế là 82,7%. Lý do tuân thủ điều trị không tốt là tái khám muộn (64,8%), bỏ liều (35,2%) và thiếu thuốc (9,3%). Kết luận: Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ tuân thủ điều trị thuốc ARV không tốt cao ở BN 10-15 tuổi nhiễm HIV (17,3%), chủ yếu do tái khám muộn. Cần tăng cường hỗ trợ BN tái khám đúng hẹn và tuân thủ điều trị tốt để tối ưu hoá hiệu quả điều trị ARV trên nhóm BN này.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế (2017). Báo cáo công tác Phòng/chống HIV/AIDS năm 2017 và nhiệm vụ trọng tâm năm 2018. Số 1299/BC-BYT. Hà Nội.
2. Bộ Y tế (2021). Hướng dẫn Điều trị và chăm sóc HIV/AID. Ban hành kèm theo Quyết định số 5968/QĐ-BYT, ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế. Hà Nội.
3. Nguyễn Lệ Chinh và Phạm Thu Hiền (2022). Tuân thủ điều trị ở trẻ nhiễm HIV/AIDS tại phòng khám ngoại trú Bệnh viện Nhi trung ương năm 2020-2021. Tạp chí Y học Việt Nam, 512(1): trang 225-229.
4. Đoàn Thị Thùy Linh, Đỗ Mai Hoa, và Trần Tuấn Cường (2014). Tuân thủ điều trị thuốc kháng vi rút và tái khám đúng hẹn ở bệnh nhân HIV/AIDS trẻ em tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Tạp chí y tế Công cộng, 30 (30): trang 16-21.
5. Dư Tuấn Quy và Hồ Đặng Trung Nghĩa (2020). Tỷ lệ tuân thủ phác đồ điều trị ở trẻ em nhiễm HIV/AIDS tại phòng khám ngoại trú Bệnh viện Nhi đồng 1, năm 2018-2019. Tạp chí Y học cộng đồng, 1(54): trang 9-15.
6. Aarons, G.A., K. Reeder, N.A. Sam-Agudu, et al. (2021). Implementation determinants and mechanisms for the prevention and treatment of adolescent HIV in sub-Saharan Africa: concept mapping of the NIH Fogarty International Center Adolescent HIV Implementation Science Alliance (AHISA) initiative. Implement Sci Commun, 2(1): p. 53.
7. Enane, L.A., E. Apondi, J. Aluoch, et al. (2021). Social, economic, and health effects of the COVID-19 pandemic on adolescents retained in or recently disengaged from HIV care in Kenya. PLoS One, 16(9): p. e0257210.
8. Mamo, A., T. Assefa, W. Negash, et al. (2022). Virological and Immunological Antiretroviral Treatment Failure and Predictors Among HIV Positive Adult and Adolescent Clients in Southeast Ethiopia. HIV AIDS (Auckl), 14: p.73-85.