NGHIÊN CỨU KĨ THUẬT CHỤP CẮT LỚP VI TÍNH HAI MỨC NĂNG LƯỢNG TRONG CHẨN ĐOÁN UNG THƯ PHỔI KHÔNG TẾ BÀO NHỎ

Đinh Hoàng Việt1,, Đỗ Đặng Khánh2, Nguyễn Văn Thi1, Cao Văn Chính3, Nguyễn Mạnh Hùng1, Bùi Văn Giang4, Cao Văn Dương1
1 Bệnh viện K
2 Trường Đại học Y Hà Nội
3 Trường Cao đẳng Y tế Hà Nội
4 Trường Đại học VinUni

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu đánh giá giá trị của các chỉ số của chụp CLVT hai mức năng lượng trong việc chẩn đoán các type Carcinôm tuyến và Carcinôm vảy trong ung thư phổi không tế bào nhỏ. Đối tượng và phương pháp: 42 bệnh nhân có nốt đơn độc ở phổi nghi ung thư, được chụp CLVT hai mức năng lượng ngực tại Trung tâm CĐHA Bệnh Viện K, Hà Nội từ tháng 03/2022 đến 02/2023. Các bệnh nhân đã có kết quả giải phẫu bệnh thông qua sinh thiết hoặc bệnh phẩm sau phẫu thuật. Độ dốc HU được tính toán từ đường cong phổ. Sử dụng kiểm định T-test để so sánh định lượng chỉ số IC, nIC ở thì tĩnh mạch và thì động mạch, độ dốc HU giữa các type ung thư phổi không tế bào nhỏ. Kết quả: Nghiên cứu gồm 23 bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ (20 nam, 3 nữ). Tuổi trung bình là 57,0 ± 9,9. Tỉ lệ bệnh nhân hút thuốc lá là 60,9%. Hai type mô bệnh học phổ biến nhất là ung thư biểu mô tuyến và ung thư biểu mô vảy. Các chỉ số naIC, vIC và nvIC ở tổn thương Carcinôm tuyến đều cao hơn Carcinôm vảy với các giá trị tương ứng là 0,25 ± 0,14, 1,60 ± 0,56 và 0,42 ± 0,14 (mg/ml) so với 0,11 ± 0,05, 1,01 ± 0,30 và 0,27 ± 0,06 (mg/ml) (p<0,05); tuy nhiên không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về chỉ số aIC và độ dốc HU (HU slope rate, lHU) giữa hai nhóm. Kết luận: Các chỉ số naIC, vIC và nvIC của CLVT hai mức năng lượng có vai trò chẩn đoán phân biệt tổn thương Carcinôm tuyến và Carcinôm vảy. Trong khi đó, chỉ số aIC và lHU ít có vai trò trong phân biệt hai nhóm tổn thương này.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Sung H, Ferlay J, Siegel RL, et al. Global Cancer Statistics 2020: GLOBOCAN Estimates of Incidence and Mortality Worldwide for 36 Cancers in 185 Countries. CA Cancer J Clin. 2021;71(3):209-249. doi:10.3322/caac.21660
2. Herbst RS, Morgensztern D, Boshoff C. The biology and management of non-small cell lung cancer. Nature. 2018;553(7689):446-454. doi:10.1038/nature25183
3. Heist RS, Sequist LV, Engelman JA. Genetic Changes in Squamous Cell Lung Cancer: A Review. J Thorac Oncol. 2012;7(5):924-933. doi:10.1097/JTO.0b013e31824cc334
4. Tacelli N, Santangelo T, Scherpereel A, et al. Perfusion CT allows prediction of therapy response in non-small cell lung cancer treated with conventional and anti-angiogenic chemotherapy. Eur Radiol. 2013;23(8):2127-2136. doi:10.1007/s00330-013-2821-2
5. Lê Hoàn. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và bước đầu áp dụng phân loại TNM 2009 cho ung thư phổi tại khoa Hô hấp- Bệnh viện Bạch Mai. Trường Đại Học Hà Nội Hà Nội. Published online 2010.
6. Park H, Lee YJ, Joung MK, et al. Trends of clinical characteristics of lung cancer diagnosed in Chungnam national university hospital since 2000: P1-044. J Thorac Oncol - J THORAC ONCOL. 2007; 2. doi:10. 1097/ 01.JTO. 0000283658.82746.2a
7. Zhang Z, Zou H, Yuan A, et al. A Single Enhanced Dual-Energy CT Scan May Distinguish Lung Squamous Cell Carcinoma From Adenocarcinoma During the Venous phase. Acad Radiol. 2020;27(5):624-629. doi:10.1016/ j.acra.2019.07.018
8. Fehrenbach U, Kahn J, Böning G, et al. Spectral CT and its specific values in the staging of patients with non-small cell lung cancer: technical possibilities and clinical impact. Clin Radiol. 2019;74(6):456-466. doi:10.1016/ j.crad.2019.02.010
9. Wang G, Zhang C, Li M, Deng K, Li W. Preliminary Application of High-Definition Computed Tomographic Gemstone Spectral Imaging in Lung Cancer: J Comput Assist Tomogr. 2014; 38(1): 77-81. doi: 10.1097/RCT. 0b013e3182a21633
10. Li X, Meng X, Ye Z. Iodine quantification to characterize primary lesions, metastatic and non-metastatic lymph nodes in lung cancers by dual energy computed tomography: An initial experience. Eur J Radiol. 2016;85(6):1219-1223. doi:10.1016/ j.ejrad.2016.03.030