TỶ LỆ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TÂM LÝ LO LẮNG CỦA BỐ MẸ BỆNH NHI TRƯỚC PHẪU THUẬT TAI MŨI HỌNG TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI NĂM 2023

Lê Thị Ánh Tuyết1,, Cao Minh Thành2, Trương Quang Trung2, Hoàng Thị Vân Anh2, Nguyễn Tiến Dũng2, Nguyễn Thị Anh Đào3
1 ệnh viện Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
3 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá tâm lý lo lắng của bố mẹ bệnh nhi trước phẫu thuật tai mũi họng tại bệnh viện Đại học Y Hà Nội năm 2023 và xác định một số yếu tố liên quan. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang từ tháng 2/2023 đến tháng 8/2023 với 235 bố mẹ của bệnh nhi được chỉ định phẫu thuật bệnh lý tai mũi họng tại Trung tâm Tai mũi họng và Phẫu thuật Cấy ốc tai - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Nghiên cứu sử dụng thang đo STAI để đánh giá mức độ lo lắng của bố mẹ bệnh nhi. Kết quả: Tỷ lệ lo lắng chung của bố mẹ là 36,2%. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng lo lắng bao gồm nhóm bố mẹ dưới 40 tuổi (aOR=2,6; 95%CI: 1,2 – 5,4), trình độ học vấn dưới trung học phổ thông (aOR=3,8; 95%CI: 1,5 – 9,4), giới tính của trẻ là nữ (aOR=2,2; 95%CI: 1,2 – 4,0); trẻ chưa từng nhập viện (aOR=2,0; 95%CI: 1,02 – 4,1); tuổi của trẻ từ 5 tuổi trở lên (aOR=2,2; 95%CI: 1,01 – 5,0). Kết luận: Kết quả này là cơ sở để đưa ra các giải pháp phù hợp trong giao tiếp, hỗ trợ tinh thần, tư vấn tâm lý và giúp bố mẹ bệnh nhi đưa ra quyết định chăm sóc tốt nhất

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Thị Dậu, Trương Việt Dũng (2020), "Khảo sát tình trạng lo âu của bố mẹ có con mắc bệnh Lupus ban đỏ hệ thống điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương", Tạp chí Nghiên cứu và Thực hành Nhi khoa; 4(1): 73-80.
2. Nguyễn Thị Thanh Mai, Trần Viết Nghị, Nguyễn Công Khanh (2011), "Nghiên cứu theo dõi dọc sự thanh đổi của trầm cảm ở cha mẹ trẻ bị ung thư trong quá trình điều trị", Y học thực hành; số 5/2911(765).
3. Agostini, F., F. Monti, E. Neri, el al (2014), "Parental anxiety and stress before pediatric anesthesia: a pilot study on the effectiveness of preoperative clown intervention", J Health Psychol; 19(5): 587-601.
4. Ayenew, N.T., N.S. Endalew, A.F. Agegnehu, el al (2020), "Prevalence and factors associated with preoperative parental anxiety among parents of children undergoing anesthesia and surgery: A cross-sectional study", International Journal of Surgery Open; 24: 18-26.
5. Charana, A., G. Tripsianis, V. Matziou, el al (2018), "Preoperative anxiety in Greek children and their parents when presenting for routine surgery", Anesthesiology research and practice; 2018.
6. Güzel, A., A. Atlı, E. Doğan, el al (2014), "Magnetic Resonance Imaging in Children under Anesthesia: The Relationship between the Degree of Information Provided to Parents and Parents’ Anxiety Scores", BioMed Research International; 2014: 425107.
7. Kampouroglou, G., V. Velonaki, I. Pavlopoulou, el al (2020), "Parental anxiety in pediatric surgery consultations: the role of health literacy and need for information", Journal of pediatric surgery; 55(4): 590-596.
8. Kassai, B., M. Rabilloud, E. Dantony, el al (2016), "Introduction of a paediatric anaesthesia comic information leaflet reduced preoperative anxiety in children", BJA: British Journal of Anaesthesia; 117(1): 95-102.
9. Rosenberg, R.E., R.A. Clark, P. Chibbaro, el al (2017), "Factors predicting parent anxiety around infant and toddler postoperative pain", Hospital pediatrics; 7(6): 313-319.