KHẢO SÁT KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH VỀ SỨC KHỎE SINH SẢN VỊ THÀNH NIÊN Ở HỌC SINH TRƯỜNG THPT LÝ THƯỜNG KIỆT THÀNH PHỐ YÊN BÁI NĂM 2023

Nguyễn Ngọc Nghĩa1,, Nguyễn Thị Quỳnh1, Trần Mỹ Hương1
1 Trường Đại học Y Dược - ĐHQGHN

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả kiến thức, thực hành và xác định một số yếu tố liên quan đến sức khỏe sinh sản vị thành niên ở học sinh trường THPT Lý Thường Kiệt TP Yên Bái năm 2023. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích thông qua phỏng vấn trực tiếp 400 học sinh trong tháng 5/2023. Kết quả: Tỷ lệ học sinh có kiến thức đúng về tuổi dậy thì chiếm 68,3%, hiểu về tuổi vị thành niên chiếm 59,5%. Học sinh hiểu về các bệnh lây truyền qua đường tình dục chiếm 52,3%, hiểu về các biểu hiện khi mắc bệnh LTQĐTD chiếm 26,5%. Mức độ kiến thức tốt về SKSS của học sinh chiếm 52,7%, kiến thức chưa tốt chiếm 47,3%. Khám sức khỏe sinh sản định kỳ chiếm 69,5%, cách sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục chiếm 64,8%. Nhận biết về quan hệ tình dục an toàn còn thấp chiếm 36,8%. Phương pháp vệ sinh kinh nguyệt ở học sinh nữ chiếm 39%. Mức độ thực hành tốt về SKSS của học sinh chiếm 45,2%, Thực hành chưa tốt chiếm 54,8%. Có mối liên quan giữa Giới tính, khối lớp, được hướng dẫn từ cha mẹ, từ giáo viên chủ nhiệm với kiến thức và thực hành chăm sóc SKSS của học sinh. Kết luận: Tỷ lệ mức độ kiến thức và thực hành tốt về SKSS của học sinh còn thấp chiếm 52,7% và 45,2%. Cần thường xuyên truyền thông giáo dục sức khỏe, hướng dẫn và nhắc nhở về SKSS từ gia đình và nhà trường để học sinh có kiến thức, kỹ năng và thực hành tốt trong chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế (2020), Quyết định 3781/QĐ-BYT, ngày 28/8/2020 của Bộ Y tế về Ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về chăm sóc SKSS, SK tình dục cho vị thành niên, thanh niên giai đoạn 2020-2025.
2. Nguyễn Tuấn Kiên và Cs (2023), Thực trạng kiến thức, thái độ về phòng tránh thai và các bệnh lây truyền qua đường tình dục của học sinh tại trường THPT Phú Lương huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên, Tạp chí Y học Việt Nam tập 528 (1), tháng 7 năm 2023, tr 177-181, https://doi.org/ 10.51298/vmj.v528i1.5999
3. Phạm Thị Ngọc, Nguyễn Xuân Bách và Phạm Thị Oanh (2022), "Kiến thức, thái độ về sức khỏe sinh sản vị thành niên và thực hành tình dục an toàn của học sinh trường Trung học phổ thông Phan Đăng Lưu, Thành phố Hải Phòng năm 2021", Tạp chí Y học Dự phòng. 32(1), tr. 158-165. DOI: https://doi.org/10.51403/0868-2836/ 2022/544
4. Lê Bích Quyên và Cs (2022), Nghiên cứu kiến thức, thái độ và thực hành về sức khỏe sinh sản ở học sinh thuộc các trường THPT tại huyện Kế Sách thuộc tỉnh Sóc Trăng năm 2021, Tạp chí Y Dược học Cần Thơ, số 54 năm 2022, tr 84-91, https://doi.org/10.58490/ctump.2022i54.362
5. Tôn Thị Huyền Trang và Cs (2022), "Hành vi quan hệ tình dục trước hôn nhân và một số yếu tố liên quan của học sinh tại các trường trung học phổ thông trên địa bàn quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh năm 2022", Tạp chí Y học Dự phòng. 32(7), tr. 50-59. https://doi.org/10.51403/0868-2836/2022/841
6. Yayat Suryatti (2018), "Knowledge, attitude and Practice of Adolescents Student on Sexual and Reproductive Health in selected government and private senior high school in Cimahi City, West Java, Indonesia: Inputs for an action plan", International journal of Scientific and Technology research. 7(12) (180-194).
7. T. Ganchimeg và các cộng sự (2014), "Pregnancy and childbirth outcomes among adolescent mothers: a World Health Organization multicountry study", Bjog. 121 Suppl 1, tr. 40-8.