GIÁ TRỊ DỰ BÁO CỦA ST CHÊNH LÊN Ở CHUYỂN ĐẠO AVR ĐỐI VỚI BỆNH THÂN CHUNG ĐỘNG MẠCH VÀNH TRÁI HOẶC BỆNH BA NHÁNH MẠCH VÀNH TRÊN BỆNH NHÂN NHỒI MÁU CƠ TIM KHÔNG ST CHÊNH LÊN

Đào Thị Thanh Bình1,, Nguyễn Minh Anh1
1 Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định tỉ lệ mắc và giá trị dự đoán bệnh thân chung động mạch vành trái hoặc bệnh ba nhánh mạch vành với dấu hiệu ST chênh lên ở chuyển đạo aVR ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim không ST chênh lên. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang gồm 140 bệnh nhân nhồi máu cơ tim không ST chênh lên (NMCTKSTCL) ở độ tuổi 34 - 95 (tuổi). Các dữ liệu nhân trắc học được thu thập. Tất cả bệnh nhân trong nghiên cứu đều được đo điện tâm đồ (ECG), định lượng nồng độ Troponin – I hs và được chụp động mạch vành cản quang (theo qui trình chẩn đoán và điều trị của bệnh viện). Bệnh nhân NSTEMI được phân loại thành 2 nhóm: có hay không có ST chênh lên ở aVR. Kết quả: Độ tuổi trung bình của bệnh nhân trong nghiên cứu là 65,94 ± 11,95 (năm). Trong đó, có 83 bệnh nhân nam (59,29%) và 57 bệnh nhân nữ (40,71%). Có 45 bệnh nhân NMCTKSTCL có ST chênh lên ở aVR (chiếm 32,14%). Bệnh thân chung động mạch vành trái (LM) hoặc bệnh 3 nhánh mạch vành (3VD) được ghi nhận ở 32 bệnh nhân NMCTKSTCL có ST chênh lên ở aVR (chiếm 71,11%). Độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị tiên đoán dương, tỉ số khả dĩ dương (LR +) của đoạn ST chênh lên ở chuyển đạo aVR trong dự đoán bệnh LM/3VD lần lượt là 45,07%; 81,16%; 71,11%; 2,39. Dấu hiệu ST chênh lên ở chuyển đạo aVR kết hợp ST chênh xuống ở chuyển đạo thành bên có giá trị tiên đoán dương cao nhất (76,47%), độ đặc hiệu cao nhất (94,2%) và tỉ số khả dĩ dương (LR +) cũng cao nhất (3,16). Kết luận: Bệnh nhân NMCTKSTCL có đoạn ST chênh lên ở aVR có nguy cơ mắc bệnh thân chung động mạch vành trái hay bệnh 3 nhánh mạch vành là 32,14%. Đoạn ST chênh lên ở aVR đơn thuần hoặc kết hợp với ST chênh xuống thành bên có giá trị dự báo bệnh mạch vành nặng ở bệnh nhân NMCTKSTCL.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Al-Khatib SM, Stevenson WG, Ackerman MJ, et al. 2017 AHA/ACC/HRS Guideline for Management of Patients With Ventricular Arrhythmias and the Prevention of Sudden Cardiac Death: A Report of the American College of Cardiology/American Heart Association Task Force on Clinical Practice Guidelines and the Heart Rhythm Society. Circulation. Sep 25 2018;138(13) :e272-e391. doi:10.1161/cir. 0000000000000549
2. Alzuhairi KS, Søgaard P, Ravkilde J, et al. Long-term prognosis of patients with non-ST-segment elevation myocardial infarction according to coronary arteries atherosclerosis extent on coronary angiography: a historical cohort study. BMC cardiovascular disorders. Nov 16 2017;17(1):279. doi:10.1186/s12872-017-0710-3
3. Ran P, Yang JQ, Li J, et al. A risk score to predict in-hospital mortality in patients with acute coronary syndrome at early medical contact: results from the Improving Care for Cardiovascular Disease in China-Acute Coronary Syndrome (CCC-ACS) Project. Annals of translational medicine. Jan 2021;9(2):167. doi:10. 21037/atm-21-31
4. Wang A, Singh V, Duan Y, et al. Prognostic implications of ST-segment elevation in lead aVR in patients with acute coronary syndrome: A meta-analysis. Annals of noninvasive electrocardiology: the official journal of the International Society for Holter and Noninvasive Electrocardiology, Inc. Jan 2021;26(1):e12811. doi:10.1111/anec.12811
5. Yan AT, Yan RT, Kennelly BM, et al. Relationship of ST elevation in lead aVR with angiographic findings and outcome in non-ST elevation acute coronary syndromes. American heart journal. Jul 2007;154(1):71-8. doi:10.1016/ j.ahj.2007.03.037
6. Kosuge M, Ebina T, Hibi K, et al. ST-segment elevation resolution in lead aVR: a strong predictor of adverse outcomes in patients with non-ST-segment elevation acute coronary syndrome. Circulation journal: official journal of the Japanese Circulation Society. Jul 2008;72(7):1047-53. doi:10.1253/circj.72.1047
7. Barrabes JA, Figueras J, Moure C, Cortadellas J, Soler-Soler J. Prognostic value of lead aVR in patients with a first non-ST-segment elevation acute myocardial infarction. Circulation. 2003;108:814–9
8. Hussien A, Battah A, Ashraf M, El-Deen TZ. Electrocardiography as a predictor of left main or three-vessel disease in patients with non-ST segment elevation acute coronary syndrome. The Egyptian Heart Journal. 2011/06/01/ 2011;63(2):103-107. doi: https://doi.org/10.1016/ j.ehj.2011.09.015