KẾT QUẢ PHẪU THUẬT NỘI SOI ĐIỀU TRỊ TĂNG SINH LÀNH TÍNH TUYẾN TIỀN LIỆT BẰNG DAO ĐIỆN LƯỠNG CỰC TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá sự thay đổi của thang điểm IPSS và QoL trên bệnh nhân tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt được điều trị bằng phẫu thuật nội soi cắt tuyến tiền liệt qua đường niệu đạo sử dụng dao điện lưỡng cực. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang, trên 63 bệnh nhân tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt được điều trị bằng phẫu thuật nội soi cắt tuyến tiền liệt qua đường niệu đạo sử dụng dao điện lưỡng cực tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên từ tháng 2 năm 2022 đến tháng 6 năm 2023. Kết quả: Tuổi trung bình 75,17 ± 8,81 (57-96). Điểm IPSS trung bình trước và sau phẫu thuật là 25,94 ± 4,29 và 8,48 ± 1,69. Điểm QoL trung bình trước và sau phẫu thuật là 4,48 ± 0,72 và 1,78 ± 0,58. Thời gian phẫu thuật trung bình 53.05 ± 14,87 phút, thời gian điều trị sau phẫu thuật trung bình 6,46 ± 1,49 ngày. Không gặp tai biến trong phẫu thuật. Kết luận: Phẫu thuật nội soi qua đường niệu đạo điều trị tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt bằng dao điện lưỡng cực là phương pháp an toàn, hiệu quả trong việc cải thiện triệu chứng đường tiểu dưới.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt, nội soi cắt đốt tuyến tiền liệt bằng dao điện lưỡng cực, điểm triệu chứng tuyến tiền liệt quốc tế (IPSS), điểm chất lượng cuộc sống (QoL).
Tài liệu tham khảo
2. Trần Ngọc Định (2019), "Kết quả phẫu thuật nội soi qua niệu đạo điều trị phì đại tuyến tiền liệt bằng điện lưỡng cực", Luận văn thạc sĩ y học, Đại học Y Hà Nội, tr. 74-75.
3. Trần Đức Quý, Vũ Thị Hồng Anh và Triệu Đức Giang (2020), "Kết quả phẫu thuật nội soi cắt đốt điều trị tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt tại bệnh viện đa khoa tỉnh bắc kạn". 225(11), tr. 166-170.
4. Kusljic S. et al (2017), "Incidence of complications in men undergoing transurethral resection of the prostate", Collegian(24(1)), tr. 3-9.
5. Lee S. W. H. et al (2017), "The global burden of lower urinary tract symptoms suggestive of benign prostatic hyperplasia: A systematic review and meta-analysis", Sci Rep, tr. 7(1), 7984-7790.
6. Tsukamoto T. Homma Y., et al. (1996), "Estimate Criteria for Efficacy of Treatment in Benign Prostatic Hyperplasia", International Journal of Urology (3(4)), tr. 267-273.
7. R. C. Langan (2019), "Benign Prostatic Hyperplasia", Prim Care: Clinics in Office Practice. 46(2), tr. 223-232.
8. J. K. Parsons (2020), "Surgical Management of Lower Urinary Tract Symptoms Attributed to Benign Prostatic Hyperplasia: AUA Guideline Amendment 2020", J Urol. 204(4), tr. 799-804.
9. Descazeaud A. Robert G., Delongchamps N.B., et al. (2012), "Transurethral plasma vaporization of the prostate: 3-month functional outcome and complications", Bristish Journal of Urology International, 110(4), tr. pp.555-560.
10. R. T. Strebel và S. A. Kaplan (2021), "The state of TURP through a historical lens", World J Urol. 39(7), tr. 2255-2262.