HIỆU QUẢ ÁP DỤNG GÓI HỒI SỨC 1 GIỜ TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN SỐC NHIỄM KHUẨN TẠI BỆNH VIỆN BỆNH NHIỆT ĐỚI TRUNG ƯƠNG

Vũ Đình Phú 1,2, Thân Mạnh Hùng1,2,, Đặng Bá Tỏa3
1 Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương
2 Trường Đại học Y Dược – Đại học Quốc Gia Hà Nội
3 Bệnh viện Hữu Nghị Đa khoa Nghệ An

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Sốc nhiễm khuẩn là tình trạng suy đa cơ quan, tụt huyết áp dẫn tới giảm tưới máu mô với tỷ lệ tử vong cao nếu không được điều trị kịp thời. Mục tiêu: Phân tích hiệu quả việc áp dụng gói hồi sức 1 giờ trong bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn. Phương pháp: Phân tích tiến cứu, so sánh kết quả điều trị trên 2 nhóm bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn có áp dụng và không áp dụng gói hồi sức 1 giờ. Kết quả: Sốc nhiễm khuẩn là bệnh lý nặng, tỉ lệ tử vong trong nghiên cứu của chúng tôi vẫn còn cao (60,2%), đường vào chủ yếu từ đường tiêu hóa (36,7%), nam giới chiếm chủ yếu (71,4%). Tỉ lệ áp dụng hoàn toàn gói 1h hồi sức sốc nhiễm khuẩn ban đầu trên người bệnh đạt tỉ lệ cao 77,6%, biện pháp được thực hiện nhiều nhất là cấy máu trước khi dùng kháng sinh (100,0%), thấp nhất là bù dịch ít nhất 30 ml/kg trong giờ đầu (68,0%). Tỉ lệ tử vong lúc ra viện là 60,2%, trong đó tỉ lệ người bệnh tử vong ở nhóm hoàn thành gói 1h  là 54,0% thấp hơn so với nhóm không hoàn thành gói 1h là 81,8%. Kết luận: Gói hồi sức sớm 1 giờ có hiệu quả giúp làm giảm tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Umemura, Y., T. Abe, H. Ogura, et al., (2022). Hour-1 bundle adherence was associated with reduction of in-hospital mortality among patients with sepsis in Japan. PLOS ONE, 17(2), e0263936.
2. Nguyễn Hữu Luân and Trần Thị Kim Uyên, (2021). Tỷ lệ hoàn thành gói hồi sức trong giờ đầu và các kết cục liên quan ở trẻ sốc nhiễm khuẩn. . Y học Thành phố Hồ Chí Minh.
3. Trần Văn Quý, (2019). Nghiên cứu một số yếu tố tiên lượng tử vong ở người bệnh sốc nhiễm khuẩn điều trị tại bệnh viện bệnh nhiệt đới trung ương. Luận văn Thạc sĩ Y học. Đại học Y Hà Nội;.
4. Giang, B.T.H., (2016). Nghiên cứu một số thông số huyết động và chức năng tâm thu thất trái ở người bệnh sốc nhiễm khuẩn. Luận văn Tiến sĩ Y học. Đại học Y Hà Nội; .
5. Zhou, X., N. Zeng, P. Liu, et al., (2021). Sex Differences in In-hospital Mortality of Patients With Septic Shock: An Observational Study Based on Data Analysis From a Cover Sheet of Medical Records in Beijing. Frontiers in Medicine, 8, 733410.
6. De Backer, D., J. Creteur, M.-J. Dubois, et al., (2006). The effects of dobutamine on microcirculatory alterations in patients with septic shock are independent of its systemic effects. Critical care medicine, 34(2), 403-408.
7. Beck, V., D. Château, G. Bryson, et al., (2014). Timing of vasopressor initiation and mortality in septic shock: A cohort study. Critical care (London, England), 18, R97.
8. Hellman, T., P. Uusalo, and M. Järvisalo, (2021). Renal Replacement Techniques in Septic Shock. International Journal of Molecular Sciences, 22.