ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG BỆNH LANG BEN Ở TRẺ NHŨ NHI TẠI BỆNH VIỆN DA LIỄU TRUNG ƯƠNG

Trương Văn Huân 1,2,, Trần Cẩm Vân 1, Nguyễn Hữu Sáu 1,2
1 Bệnh viện Da liễu Trung ương
2 Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh lang ben ở trẻ nhũ nhi đến khám tại Bệnh viện Da liễu Trung ương năm 2023. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang trên 51 trẻ từ 2-24 tháng tuổi đến khám tại bệnh viện da liễu Trung ương từ 12/2022 đến 07/2023 được chẩn đoán bệnh lang ben. Kết quả: Phần lớn trẻ trong độ tuổi ≤ 12 tháng tuổi, chiếm hơn 80%, tỷ lệ nam/nữ là 2,4/1. Vị trí thương tổn ở cổ xuất hiện phổ biến nhất (76,5%), tiếp đến là lưng (41,2%), mặt (37,3%), ngực (27,5%). 9/51 trẻ (17,6%) có vảy da ở tổn thương. 84,3% trẻ có dát giảm sắc tố, 11,8% có dát hồng và 3,9% có dát tăng sắc tố. Đa số trẻ có diện tích thương tổn dưới 10% (94,1%). 84,3% trẻ có nấm mọc khi nuôi cấy. Loài nấm M. furfur chiếm tỷ lệ cao nhất (29,4%), M. globosa (15,7%) và 37,3% trường hợp có kết quả tạp nhiễm. Kết luận: Bệnh lang ben ở trẻ nhũ nhi không phải hiếm gặp. Các dát giảm sắc tố là biểu hiện lâm sàng chính và vị trí bị ảnh hưởng nhiều nhất là cổ.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Isa-Isa, R., et al., [Pityriasis versicolor in infants under one year of age. A report of 92 cases]. Rev Iberoam Micol, 2001. 18(3): p. 109-12.
2. Doanh, L.H., Lang ben, Bệnh học Da liễu. Nhà xuất bản Y học, 2017. Tập 1.
3. Almalki, M.K., et al., Tinea Versicolor in a Three-Month Infant: A Case Report and Literature Review. Cureus, 2023. 15(6): p. e40763.
4. Nguyễn Văn Hoàn, Đánh giá hiệu quả điều trị bệnh lang ben bằng uống itraconazole liều xung. 2015, Trường đại học y Hà Nội.
5. Kaur, I., D. Jakhar, and A. Singal, Dermoscopy in the Evaluation of Pityriasis Versicolor: A Cross Sectional Study. Indian Dermatol Online J, 2019. 10(6): p. 682-685.
6. H, C., Pityriasis versicolor in a 3-month-old boy. Can Med Assoc J, 1984. 130(7): p. 844-5.
7. Bernier, V., et al., Skin colonization by Malassezia species in neonates: a prospective study and relationship with neonatal cephalic pustulosis. Arch Dermatol, 2002. 138(2): p. 215-8.
8. Romano, C., et al., Identification of Malassezia species isolated from patients with extensive forms of pityriasis versicolor in Siena, Italy. Rev Iberoam Micol, 2013. 30(4): p. 231-4.
9. Trần Cẩm Vân, Xác định Malassezia trong bệnh lang ben và hiệu quả điều trị bằng thuốc kháng nấm nhóm azole. 2017, Trường đại học y Hà Nội.