XÁC ĐỊNH CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ LOÃNG XƯƠNG Ở NAM GIỚI
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Xác định các yếu tố nguy cơ liên quan đến loãng xương ở nam giới. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu bệnh chứng trên 400 nam giới (200 bệnh và 200 chứng) từ 50 tuổi trở lên, độ tuổi trung bình (74.96±6,29), được phỏng vấn thông qua bộ câu hỏi, khám lâm sàng, đo chiều cao cân nặng, xét nghiệm máu; loại trừ những bệnh nhân có tiền sử dùng các thuốc và mắc các bệnh ảnh hưởng đến mật độ xương (MĐX). Giá trị MĐX được xác định bằng phương pháp đo hấp phụ tia X năng lượng kép, tại vị trí đốt sống L1-L4, cổ xương đùi (CXĐ) và đầu trên xương đùi. Kết quả: Các yếu tố nguy cơ loãng xương ở nam giới được xác định: Chỉ số khối cơ thể (BMI) < 18,5 làm tăng nguy cơ loãng xương 4,08 lần (95%CI: 1,3-12,79): tiền sử gãy xương làm tăng nguy cơ loãng xương 3,77 lần. Lối sống tĩnh tại, hoạt động thể lực ở mức thấp và trung bình làm tăng nguy cơ loãng xương lên 22,78 lần (95%CI: 4,91–105,75), 6,0 lần (95% CI: 2,3–15,66) và 4,72 lần (95%CI: 1,87–11,87) tương ứng so với người có hoạt động thể lực ở mức cao. Khu vực sinh sống, trình độ học vấn, tình trạng hút thuốc lá, uống rượu không làm tăng nguy cơ loãng xương. Kết luận: Các yếu tố nguy cơ loãng xương ở nam giới liên quan đến chỉ số nhân trắc và lối sống có thể can thiệp được.
Chi tiết bài viết
Tài liệu tham khảo
2. Phạm Văn Tú, Trần Ngọc Ân. Nhận xét mật độ xương của nam giới từ 50 tuổi trở lên bằng phương pháp đo hấp thụ tia X năng lượng ép. Công trình nghiên cứu khoa học bệnh viện Bạch Mai. 2022;, tập 1:499-503.
3. Hoàng Thị Bích, Trần Thị Tô Châu, Hoàng Thị Phương Nam. Một số yếu tố liên quan đến mật độ xương ở người bệnh cao tuổi tại bệnh viện lão khoa trung ương. Tạp chí Y học Việt Nam. 12/16 2021;507(1).
4. Nguyễn Thị Mai Hương. Nghiên cứu yếu tố nguy cơ loãng xương và dự báo gãy xương theo mô hình Frax ở nam giới từ 50 tuổi trở lên, Luận văn Thạc sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội. 2012.
5. Ensrud KE, Fullman RL, Barrett-Connor E, et al. Voluntary weight reduction in older men increases hip bone loss: the osteoporotic fractures in men study. The Journal of clinical endocrinology and metabolism. Apr 2005; 90(4):1998-2004.
6. Salamat MR, Salamat AH, Abedi I, Janghorbani M. Relationship between Weight, Body Mass Index, and Bone Mineral Density in Men Referred for Dual-Energy X-Ray Absorptiometry Scan in Isfahan, Iran. Journal of osteoporosis. 2013;2013:205963-205963.
7. Maïmoun L, Mura T, Leprieur E, Avignon A, Mariano-Goulart D, Sultan A. Impact of obesity on bone mass throughout adult life: Influence of gender and severity of obesity. Bone. 2016/09/01/ 2016;90:23-30.
8. Wu CL, Nfor ON, Tantoh DM, Lu WY, Liaw YP. Associations Between Body Mass Index, WNT16 rs2908004 and Osteoporosis: Findings from Taiwan Biobank. 2022;15:2751-2758.
9. Cao Thanh Ngọc, Phạm Hoàng Hải. Tỉ lệ chẩn đoán loãng xương ở người cao tuổi gãy xương đốt sống mới chẩn đoán và các yếu tố liên quan. Tạp chí Y học Việt Nam. 05/26 2023;526(1B)
10. Nordström A, Karlsson C, Nyquist F, Olsson T, Nordström P, Karlsson M. Bone loss and fracture risk after reduced physical activity. Journal of bone and mineral research: the official journal of the American Society for Bone and Mineral Research. Feb 2005;20(2):202-207.