NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG SUY YẾU Ở BỆNH NHÂN CAO TUỔI NGOẠI TRÚ ĐÃ CAN THIỆP ĐỘNG MẠCH VÀNH QUA DA

Nguyễn Thanh Huân 1,2,, Đỗ Thanh Hương 2, Nguyễn Quang Huy 2, Nguyễn Quang Huy 1, Nguyễn Văn Bé Hai 2
1 Đại học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh
2 Bệnh viện Thống Nhất, Thành Phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Suy yếu là một vấn đề toàn cầu liên quan đến sự già hoá dân số. Suy yếu liên quan đến một số bệnh tim mạch, bao gồm bệnh tim thiếu máu cục bộ (BTTMCB) và đặt biệt ở nhóm bệnh nhân đã can thiệp động mạch vành qua da (CTĐMVQD). Mặc dù cơ chế sinh lý bệnh của đồng hiện diện BTTMCB và suy yếu đã được làm sáng tỏ trong thập kỷ qua, còn ít dữ liệu về gánh nặng dịch tễ của suy yếu ở người cao tuổi đã CTĐMVQD. Mục tiêu: Nghiên cứu tỷ lệ hiện mắc và các yếu tố liên quan suy yếu ở các bệnh nhân cao tuổi đã CTĐMVQD. Phương pháp nghiên cứu: Từ 05/2023 đến 08/2023, tại phòng khám Nội Tim mạch, Bệnh viện Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh, nghiên cứu cắt ngang này thu nhập các bệnh nhân cao tuổi đã CTĐMVQD. Suy yếu được đánh giá bằng thang điểm suy yếu Fried. Các yếu tố liên quan đến suy yếu được xác định dựa vào hồi quy logistics. Kết quả: Trong 343 bệnh nhân tuổi ≥ 60 được đưa vào nghiên cứu, có 88 bệnh nhân (25,7%) suy yếu. Yếu tố liên quan đến suy yếu là tuổi ≥ 75 (OR 2,81; Khoảng tin cậy [KTC] 95% 1,63–4,83; P < 0,001) và suy tim (OR 2,61; KTC 95% 1,40–4,86; P = 0,003). Kết luận: Ở các bệnh nhân cao tuổi đã CTĐMVQD, nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận tỷ lệ hiện mắc của suy yếu là 25,7%. Tuổi ≥ 75 và suy tim là các yếu tố liên quan đến suy yếu.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Abdulla Damluji, Mauricio G Cohen. The Influence of Frailty on Cardiovascular Disease: The Time for a "Frailty Academic Research Consortium" Is Now!. Circ Cardiovasc Interv. 2022;15(1):e011669.
2. Susan Howlett, Andrew D Rutenberg, Kenneth Rockwood. The degree of frailty as a translational measure of health in aging. Nat Aging. 2021;1(8):651-665.
3. Juhani Knuuti, William Wijns, Antti Saraste, Davide Capodanno, Emanuele Barbato, et al. 2019 ESC Guidelines for the diagnosis and management of chronic coronary syndromes. Eur Heart J. 2020;41(3):407-477.
4. Husheng Li, Minqian Wei, Lili Zhang, Lan Huang, Yiyan Wang, et al. Factors contributing to exercise tolerance in patients with coronary artery disease undergoing percutaneous coronary intervention. BMC Sports Sci Med Rehabil. 2023; 20;15(1):35.
5. Hong Lyu, Chuanxia Wang, Hong Jiang, Ping Wang, Jingjing Cui. Prevalence and determinants of frailty in older adult patients with chronic coronary syndrome: a cross-sectional study. BMC Geriatr. 2021;21(1):519
6. Huan Thanh Nguyen, An Huu Nguyen, Giao Thi Xuan Nguyen. Prevalence and associated factors of frailty in patients attending rural and urban geriatric clinics. Australas J Ageing. 2021;41(2):e122-e130
7. Huyen Thi Thanh Vu, Thanh Xuan Nguyen, Tu Ngoc Nguyen, Anh Trung Nguyen, Robert Cumming, et al. Prevalence of frailty and its associated factors in older hospitalised patients in Vietnam. BMC Geriatr. 2017;17(1):216.
8. Izabella Uchmanowicz, Agnieszka Młynarska, Magdalena Lisiak, Marta Kałużna-Oleksy, Marta Wleklik, et al. Heart Failure and Problems with Frailty Syndrome: Why it is Time to Care About Frailty Syndrome in Heart Failure. Card Fail Rev. 2019; 5(1):37-43.