ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ TẠO HÌNH CHE PHỦ KHUYẾT PHẦN MỀM NGÓN TAY BẰNG VẠT MẠCH XUYÊN

Trần Thiết Sơn 1, Nguyễn Đức Thành 1,2, Đinh Trường Sinh 1,
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Hữu Nghị Việt Tiệp

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Vạt mạch xuyên vùng bàn ngón tay là giải pháp linh hoạt để tái tạo các khuyết phần mềm của ngón tay. Vạt đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của quá trình tạo hình mà không làm tổn thương trục mạch chính. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả loạt ca lâm sàng không nhóm chứng được tiến hành trên 31 bệnh nhân với 39 tổn khuyết ngón tay được tạo hình bằng vạt mạch xuyên vùng bàn ngón tay tại bệnh viện Việt Tiệp từ tháng 01/2018 đến tháng 05/2023. Kết quả: Trong tổng số 39 vạt không có trường hợp chảy máu nơi cho và nhận vạt, không có hiện tượng nhiễm khuẩn nơi cho vạt, có 1 trường hợp bị nhiễm khuẩn nơi nhận vạt, có 2 vạt bị hoại tử 1 phần dưới 1/3 diện tích và có 2 vạt bị hoại tử ≥ 1/3 diện tích vạt. Có 28 vạt có hiện tượng ứ máu tĩnh mạch tạm thời tại vạt. Vạt có kích thước lớn nhất là vạt mạch xuyên của động mạch gian cốt mu tay với kích thước 2.5*6cm. Kết luận: Vạt mạch xuyên vùng bàn ngón tay là giải pháp đáng tin cậy để che phủ các tổn khuyết vừa và nhỏ ở ngón tay.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Aboulwafa A, Emara S. Versatility of Homodigital Islandized Lateral VY Flap for Reconstruction of Fingertips and Amputation Stumps. In: ; 2013.
2. Lee JS, Kim YH. Factors associated with limited hand motion after hand trauma. Medicine (Baltimore). 2019; 98(3):e14183.
3. Beasley RW. Principles of soft tissue replacement for the hand. The Journal of Hand Surgery. 1983;8(5, Part 2):781-784.
4. Gebhard B, Meissl G. An extended first dorsal metacarpal artery neurovascular island flap. J Hand Surg Br. 1995;20(4):529-531.
5. Ozcanli H, Bektas G, Cavit A, Duymaz A, Coskunfirat OK. Reconstruction of fingertip defects with digital artery perforator flap. Acta Orthopaedica et Traumatologica Turcica. 2015;49(1):18-22.
6. Saint-Cyr M, Wong C, Schaverien M, Mojallal A, Rohrich RJ. The perforasome theory: vascular anatomy and clinical implications. Plast Reconstr Surg. 2009;124(5):1529-1544.