KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BẢO TỒN KHÔNG PHẪU THUẬT VỠ LÁCH DO CHẤN THƯƠNG BỤNG KÍN TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN

Nguyễn Duy Hưng 1,, Trần Đức Quý 2, Dương Hoàng Hải 1, Phạm Cảnh Đức 2, Đặng Thanh Sơn 1
1 Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên
2 Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Lách là cơ quan thường bị tổn thương nhất trong chấn thương bụng kín. Vỡ lách gây chảy máu trong ổ bụng, nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời dễ dẫn đến sốc mất máu và tử vong. Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị bảo tổn không phẫu thuật vỡ lách do chấn thương bụng kín tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả trên trên 62 bệnh nhân được chẩn đoán vỡ lách do chấn thương bụng kín và được điều trị bảo tồn không phẫu thuật tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên từ ngày 01 tháng 01 năm 2019 đến 30 tháng 6 năm 2023. Kết quả: Tuổi trung bình 31,18 ± 14,9 (4 - 66 tuổi); nhóm từ 16 – 55 tuổi chiếm 79,1%. Nam giới 83,9%, tỉ lệ nam/nữ ~ 5/1. Đáp ứng nhanh với hồi sức ban đầu 93,5%, đáp ứng tạm thời 6,5%. Tỉ lệ điều trị bảo tồn không phẫu thuật thành công 91,9%, trong đó 14 trường hợp được can thiệp mạch phối hợp chiếm 24,6%. Có 5 trường hợp thất bại phải chuyển phẫu thuật chiếm 8,1%. Kết luận: Kết quả điều trị bảo tồn không phẫu thuật vỡ lách do chấn thương bụng kín có tỉ lệ thành công cao nếu đảm bảo được về huyết động ổn định và loại trừ tổn thương tạng khác trong bụng phải phẫu thuật.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Sarah Corn, Jared Reyes, Stephen D Helmer et al. Outcomes following blunt traumatic splenic injury treated with conservative or operative management. Kansas journal of medicine, 12 (3), 83-90 (2019).
2. Trần Ngọc Dũng. Nghiên cứu điều trị không mổ vỡ lách trong chấn thương bụng kín tại bệnh viện hữu nghị Việt Đức, Luận án Tiến sĩ Y học, Đại học Y Hà Nội, (2019).
3. Pietro Fransvea, Gianluca Costa, Giulia Massa et al. Non-operative management of blunt splenic injury: is it really so extensively feasible? a critical appraisal of a single-center experience. Pan African Medical Journal. 32 (1), 165-172 (2019).
4. James M Haan, Grant V Bochicchio, N Kramer et al. Nonoperative management of blunt splenic injury: a 5-year experience. Journal of Trauma and Acute Care Surgery, 58 (3), 492-498 (2005).
5. Danh Bảo Quốc, Phạm Văn Năng. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bảo tồn không phẫu thuật vỡ lách trong chấn thương bụng kín tại Bệnh viện Trung ương Cần Thơ năm 2021 – 2022. Tạp chí Y học Việt Nam, 518 (2), 346-350 (2022).
6. Thomas MP Nijdam, Roy Spijkerman, Lilian Hesselink et al. Predictors of surgical management of high grade blunt splenic injuries in adult trauma patients: a 5-year retrospective cohort study from an academic level I trauma center. Patient safety in surgery, 14, 1-9 (2020).
7. Chien-An Liao, Ling-Wei Kuo, Yu-Tung Wu et al. Unstable hemodynamics is not always predictive of failed nonoperative management in blunt splenic injury. World journal of surgery, 44, 2985-2992 (2020).
8. Trần Văn Đáng, Nghiên cứu chỉ định và kết quả điều trị bảo tồn vỡ lách do chấn thương bụng kín tại bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Dương, Luận án Tiến sỹ y học, Học viện Quân y, (2010).