ĐẶC ĐIỂM TỔN THUƠNG DA VÀ NIÊM MẠC CỦA BỆNH LICHEN PHẲNG QUA PHÂN TÍCH BẰNG DERMOSCOPY

Nguyễn Thị Thanh Huyền 1,, Nguyễn Hữu Sáu 2, Trần Hữu Bách 3
1 Đại học Y Dược Hải Phòng
2 Đại học Y Hà Nội
3 Bệnh viện Da liễu Trung Ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm tổn thương da và niêm mạc của bệnh Lichen phẳng (LP) qua phân tích bằng Dermoscopy. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện trên 101 bệnh nhân mắc LP tại Bệnh viện Da liễu Trung Ương, từ tháng 9/2022 đến hết tháng 8/2023, sử dụng thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang. Kết quả: Tuổi trung bình của bệnh nhân là 45.6 ± 10.6, tỉ lệ nam : nữ là 1.16 : 1. Kết quả dermoscopy được ghi nhận trong nghiên cứu của chúng tôi như sau: hình ảnh gặp nhiều nhất là mạng lưới Wickham (Wickham striae – WS) (88.1%), tiếp theo đó là mạch máu dạng đường thẳng và chấm (34.7%), sắc tố (27.7%). Sau điều trị, mạng lưới WS và mạch máu biến mất, chỉ còn lại sắc tố với tỉ lệ 100%. Kết luận: Dermoscopy là một kĩ thuật không xâm lấn có giá trị không chỉ trong chẩn đoán LP mà còn hỗ trợ các bác sĩ lâm sàng đánh giá tiên lượng và đánh giá đáp ứng điều trị.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Z. Fiocco, S. Kupf, L. Patzak, et al. (2021), "Quality of Life and Psychopathology in Lichen Planus: A Neglected Disease Burden." Acta Derm Venereol 101(12), adv00619.
2. T. M. Hà (2007), Nghiên cứu hình thái học bệnh Lichen phằng tại viện Da liễu quốc gia, Đại học Y Hà Nội. Luận văn thạc sĩ Y học.
3. M. G. Manmohan Gavvala (2021), "Utility of dermoscopy as a non-invasive diagnostic procedure in Lichen planus." J Med Allied Sci 11(1), 63-70.
4. A. Lallas, A. Kyrgidis, T. G. Tzellos, et al. (2012), "Accuracy of dermoscopic criteria for the diagnosis of psoriasis, dermatitis, lichen planus and pityriasis rosea." Br J Dermatol 166(6), 1198-1205.
5. F. Vázquez‐López, C. Maldonado‐Seral, M. López‐Escobar, et al. (2003), "Dermoscopy of pigmented lichen planus lesions." Clinical and Experimental Dermatology 28(5), 554-555.
6. B. S. Ankad and S. L. Beergouder (2016), "Hypertrophic lichen planus versus prurigo nodularis: a dermoscopic perspective." Dermatol Pract Concept 6(2), 9-15.
7. Ş. Güngör, I. O. Topal and E. K. Göncü (2015), "Dermoscopic patterns in active and regressive lichen planus and lichen planus variants: a morphological study." Dermatol Pract Concept 5(2), 45-53.
8. E. E. Aimilios Lallas (2019), Papulosquamous disorders. Dermoscopy in General Dermatology.